Tháo gỡ vướng mắc trong bảo tồn di sản
Ninh Bình được xem là địa phương đã làm rất tốt trong huy động nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nổi bật là quần thể Danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, địa phương này cũng trải qua không ít khó khăn do thiếu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào công tác bảo tồn và khai thác di sản một cách bền vững.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã đề xuất những cơ chế tháo gỡ khó khăn đó, như thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ tu bổ, phục hồi di sản. Đáng chú ý, Luật khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư và ưu đãi doanh nghiệp qua chính sách miễn giảm thuế, phí. Những điều chỉnh này nhằm thu hút nguồn lực xã hội, đảm bảo minh bạch, thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.
Theo ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thế thao và Du lịch, Bộ mong muốn chính quyền địa phương nơi có các di sản trên 63 tỉnh, thành sẽ phối hợp chặt chẽ và góp ý thật cụ thể đề xuất cho Bộ Văn hoá những vấn đề đang còn chồng chéo, mâu thuẫn hay làm bất thường trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, bên cạnh việc thông qua và triển khai Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), cần có sự phối hợp đồng bộ với các luật liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai và Luật Thuế. Điều này nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện, đảm bảo nguồn lực xã hội hóa được sử dụng hiệu quả và minh bạch. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc điều phối nguồn lực, tránh chồng chéo hay lãng phí.
"Nếu chúng ta không có được sự đồng bộ thì những điều khoản trong Luật Di sản chỉ mang tính chất tuyên ngôn, không đi vào được thực tiễn cuộc sống. Muốn đi được vào thực tiễn cuộc sống, chúng ta phải sửa đổi các luật như trên để đồng bộ với Luật Di sản văn hóa", PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nói.
Những đổi mới trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) không chỉ mở ra cơ hội tháo gỡ những nút thắt trong công tác bảo tồn, mà còn đặt nền tảng cho sự chung tay của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát huy giá trị di sản. Chỉ khi có sự đồng hành của tất cả các bên, di sản văn hóa mới thực sự trở thành động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế và văn hóa ở nước ta hiện nay.


UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
0