Thảm họa Titanic được dự báo trước khi tàu đắm

Thảm kịch tàu lặn Titan đang thu hút sự quan tâm của truyền thông khắp thế giới. Sau 5 ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ tuyên bố toàn bộ 5 hành khách trên tàu lặn Titan thám hiểm xác tàu Titanic đã thiệt mạng trong lòng Đại Tây dương. Tuy nhiên dường như số phận của 2 con tàu này có một sự liên quan kì lạ khó lý giải, bắt đầu từ cái tên "Titan - Titanic".

Câu chuyện kinh hoàng xảy đến với con tàu Titanic huyền thoại vào cái đêm định mệnh 14/4/1912. Nhưng ít ai biết được rằng cái chết bi tráng của niềm tự hào nước Anh đã được “lên kịch bản” 14 năm trước đó. 

Vào năm 1898, sau khi đọc một mẩu tin nhỏ trên báo về sự kiện nước Anh đang có ý tưởng đóng 1 con tàu vĩ đại xuyên đại dương, nhà văn Mỹ Morgan Robertson đã có ý định viết 1 câu chuyện giả tưởng về con tàu này. Robertson đã phác thảo hình dáng của con tàu trong tưởng tượng của mình. Ông không hề biết rằng mình đang tiên đoán về một thảm họa hàng hải lớn nhất trong lịch sử thế giới sẽ xảy ra sau đó 14 năm. Cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Futility, Or The Wreck of the Titan” (tạm dịch: Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) không nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận vào thời điểm đó. Mãi cho đến 14 năm sau, khi thảm họa xảy ra, người ta mới giật mình khi lật lại từng trang của tác phẩm này và phát hiện những điểm trùng khớp đến rùng mình giữa các chi tiết trong tác phẩm và những gì diễn ra trong thực tế.

Con tàu trong tiểu thuyết được đặt tên là Titan, đâm vào một tảng băng trôi ở mạn phải vào một đêm tháng tư, và đó cũng là những gì đã xảy ra với Titanic, trùng khớp cả về thời gian và nguyên nhân. 

Trong tác phẩm của Robertson, giống như Titanic, Titan cũng được tung hô là một con tàu không thế chìm được coi là tàu chở khách lớn nhất thế giới thời điểm đó, nhưng rồi cả hai đều đã gặp nạn cùng ở ngoài khơi Newfoundland, Canada vào khoảng nửa đêm.

Điều kỳ lạ là hai con tàu có kích thước gần như tương đương nhau và tốc độ tối đa của chúng đều đạt khoảng 20 hải lý/giờ.

Cả Titanic và Titan đều được chế tạo bằng thép với ba chân vịt và hai cột buồm với sức chứa vào khoảng 3.000 người. Số lượng thuyền cứu hộ trên Titan và Titanic đều bị thiếu hụt và chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của chưa đầy một nửa số hành khách và thuyền viên trên tàu.

Điểm khác biệt hiếm hoi của Titan so với Titanic là vận tốc của nó khi đâm vào tảng băng cách Newfoundland 400 dặm. Trong khi Titan gặp nạn khi đang di chuyển với tốc độ là 25 hải lý, Titanic chỉ dừng lại ở tốc độ 22,5 hải lý. 

Chính vì những điểm tương đồng kì lạ này, người ta bắt đầu hoài nghi về “The wreck of the Titan” và tiểu thuyết gia Morgan Robertson. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, thật vô lý khi quy kết trách nhiệm cho một người về một chuyện xảy ra trong tương lai. Theo họ, lời lí giải hợp lý nhất cho sự trùng hợp này là sự am hiểu về kỹ thuật đóng tàu của Robertson, cũng như cùng với hiểu biết và vốn sống giúp ông có được chất liệu phong phú để tưởng tượng câu chuyện của mình, gần giống với thực tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đã và đang theo dõi, giám sát hoạt động hạ thủy tàu chiến lớn tại Cảng Chongjin của Triều Tiên.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây chú ý khi chấp nhận món quà máy bay Boeing 747-8 hạng sang, giá trị hàng trăm triệu USD từ Qatar hôm 21/5, với mục đích nâng cấp thành chuyên cơ Không lực Một - phương tiện di chuyển chính thức của Tổng thống Mỹ.

Hai nhân viên tại Đại sứ quán Israel ở Washington DC đã thiệt mạng do bị bắn vào đêm ngày 21/5, ở gần Bảo tàng Do Thái Thủ đô.

Một vụ tai nạn đã xảy ra trong quá trình hạ thủy chiếc tàu chiến mới của Triều Tiên, trong ngày 22/5.

Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.

Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.