Nguyên nhân nào khiến tàu Titan phát nổ?
Vụ tai nạn khủng khiếp này xảy ra khi tàu lặn Titan đưa 5 vị khách xuống độ sâu gần 4.000m (gấp 10 lần tòa nhà cao nhất của Việt Nam hiện nay là LandMark với 81 tầng), để thăm quan xác con tàu Titanic. Tuy nhiên, điều rủi ro đã xảy ra khi chỉ vài giờ sau khi lặn xuống biển, Titan đã mất liên lạc hoàn toàn với trung tâm. Cho dù nỗ lực tìm kiếm được gấp rút triển khai, song không thu được bất cứ kết quả gì và những mảnh vỡ được tìm thấy đã chấm dứt hy vọng giải cứu con tàu đặc biệt này.
Áp suất vượt quá sự chịu đựng của Titan?
Ở khu vực xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.800m, áp suất đạt tới mức gấp 380-400 lần áp suất khí quyển trên bề mặt Trái đất, Giáo sư Stefan Williams tại Đại học Sydney (Australia) cho biết. Chuyên gia trên nhận định, thân tàu Titan có thể bị hư hỏng dẫn đến vụ nổ khi nó phải chịu áp suất cao dưới lòng biển.
Thông thường, áp suất khí quyển là 16,7psi (tương đương 1,03kg/cm2). Dưới độ sâu ở khu vực xác tàu Titanic, áp suất có thể lên tới gần 6.000psi (420kg/cm2). Mức áp suất này mô tả áp lực dồn lên trên mỗi cm2 vỏ tàu lặn.

Tiến sĩ Nicolai Roterman, một nhà Sinh thái biển và là giảng viên về sinh vật biển tại Đại học Portsmouth (Anh) giải thích với tạp chí Forbes rằng, khi ở độ sâu hơn 3000m, tàu Titan phải chịu áp suất hơn 374 atm trong khi áp suất mà con người chịu từ khí quyển khi ở mặt biển chỉ là 1 atm. Theo Tiến sĩ Nicolai Roterman, nếu tàu ngầm bị hỏng, những người trên tàu sẽ tử vong ngay lập tức.
Theo Scientific American, trong "vụ nổ thảm khốc", tàu lặn Titan có thể đã nổ tung chỉ trong vài mili giây (mỗi mili giây bằng 1/1.000 giây). Áp lực mạnh xé nát con tàu chỉ trong tích tắc.
Giả thuyết khác
Giáo sư Stefan B. Williams về robot hàng hải tại Đại học Sydney (Australia) cho biết trên trang The Conversation rằng, một vụ nổ có thể xảy ra do thiết bị điều chỉnh áp suất của tàu Titan bị hỏng.
“Mặc dù thân tàu Titan được chế tạo bằng vật liệu composite có thể chịu được áp suất cực lớn dưới biển sâu, nhưng bất kỳ khiếm khuyết nào về hình dạng hoặc kết cấu của tàu đều có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu áp suất của nó. Và nguy cơ nổ tung là rất cao” - ông cho biết.
Titan là tàu lặn bằng sợi carbon, chính vì thế mà một số chuyên gia từng cảnh báo về đô an toàn của tàu do được chế tạo bằng vật liệu này. Bất kỳ một sự cố nào, dù nhỏ nhất trên thân tàu cũng có thể dẫn đến các thảm kịch.
Dù chưa xác định chính xác về nguyên nhân cũng như điều gì đã xảy ra với Titan, thì nhiệm vụ ưu tiên lúc này của các đơn vị cứu hộ là tìm kiếm các mảnh vỡ và thi thể còn lại của nạn nhân.
Việc xác định rõ nguyên nhân rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan tới công nghệ sản xuất ra tàu Titan, mà còn xác định rõ những lỗi mà Titan đã gặp phải trước khi thực hiện chuyến đi này. Điều đáng nói, đây không phải chuyến lặn thám hiểm xác tàu Titanic đầu tiên của tàu lặn Titan.
Tổng hợp


Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.
Chính phủ Tây Ban Nha đang chịu áp lực từ các đồng minh NATO và buộc phải chi thêm 2,08 tỷ euro (2,28 tỷ USD) cho quốc phòng trong năm nay.
Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng vào ngày 9/4, ngay trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử lựa chọn Tổng thống mới.
0