Thách thức trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức cần được nhận diện, mà một trong các sai lầm là do xuất phát từ nhận thức lệch lạc, thiếu hiểu biết về khoa học bảo tồn.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 34 di sản đã được UNESCO ghi danh, gồm 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 16 di sản văn hóa phi vật thể và 10 di sản tư liệu ký ức thế giới, 138 di tích quốc gia đặc biệt. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các công ước của tổ chức UNESCO. 

Ông Jonathan Baker, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho biết: "Việt Nam có một kho tàng di sản phong phú, kho báu này đang được phát huy tốt một phần nhờ những cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cao nhất đất nước. Nền văn hóa Việt Nam vốn đa dạng và độc đáo, do đó, việc phát huy bản sắc dân tộc của hệ giá trị sẽ giúp khuyến khích người dân nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp để xây dựng một xã hội toàn diện, đổi mới và kiên cường".

Nhưng khó khăn thách thức không phải nhỏ. Phần lớn di tích của nước ta được làm bằng chất liệu không bền vững: gỗ, tranh, hay chật liệu vô cơ là các tháp gạch, đá tại các chùa, đền - tháp. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng, mưa nhiều, bão lụt, thiên tai khiến nhiều di tích rất nhanh xuống cấp, hư hỏng, biến dạng. 

Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng: "Hiện nay, việc bảo tồn những di tích quan trọng đang đối mặt với vô vàn thách thức và Việt Nam hiện chưa có biện pháp thỏa đáng. Đó là các di chỉ khảo cổ học được phát lộ. Tất cả các di tích khảo cổ học, do không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, lâu dài nên đều được đóng lại bằng phương pháp lấp hố bảo tồn. Nhiều nơi phát triển không kiểm soát, di chỉ bị xâm lấn, phát triển đô thị ồ ạt". 

Theo PGS. TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH, TT và DL: "Trên thực tế, còn có nhiều di tích trăm tuổi bị biến thành một tuổi, nhiều ngôi chùa được xây mới hoàn toàn trên nền móng cũ, các di tích bên dưới được xử lý thế nào thì giới khoa học đều không được biết".

Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân sự sai lầm đó là do xuất phát từ nhận thức lệch lạc, đặc biệt là không coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, thiếu hiểu biết về khoa học bảo tồn và thiếu phương pháp và tính sáng tạo trong quảng bá giá trị di sản.

Luật Di sản Văn hóa vừa được Quốc hội thông qua vào đúng ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, do vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cùng các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về di sản văn hóa. Cần tháo gỡ các rào cản chính sách, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.