Tết ghé qua làng nghề
Nghề làm tăm hương ở Quảng Phú Cầu là nghề làm quanh năm, thế nhưng, 3 tháng cuối năm mới là thời điểm “vàng” của các hộ gia đình sản xuất hương nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. Để tạo ra sản phẩm hoàn hảo, mỗi cây hương đều đòi hỏi sự tâm huyết của người thợ. Từ việc vót tăm, nhuộm chất, se hương cho đến việc phơi khô và đóng gói, đều cần phải tỉ mỉ và chu đáo.
Trước đây, với cách làm thủ công, khi se hương, người thợ phải lăn chắc tay nhưng vẫn nhẹ nhàng, để bột bám đều vào que hương. Ngày nay, nhờ máy móc hiện đại, công đoạn này được rút ngắn thời gian, tăng năng suất gấp nhiều lần. Hương se xong phải phơi ở nơi cao ráo, sạch sẽ, đủ nắng đến khô mới không bị mốc và để được lâu. Nếu vào mùa mưa dầm gió bấc, người dân phải dùng lò sấy hương đến khi đạt yêu cầu. Thời tiết nắng hanh lý tưởng để phơi hương.
Dọc đường vào làng, sắc đỏ, sắc hồng từ những bó chân hương nhuộm đỏ cả hai bên lề đường, cạnh bờ mương, các bãi đất trống. Nhiều người gọi đây là “màu của Tết”, sắc đỏ gợi cho ta thấy ngày Tết cổ truyền đang đến thật gần.
Quảng Phú Cầu đã được công nhận là “Điểm du lịch làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu” - làng nghề có lịch sử làm tăm hương với tuổi đời hơn 100 năm. Hiện nay, điểm du lịch này với chương trình du lịch "Quảng Phú Cầu - Cuộc sống và màu sắc" (Quang Phu Cau - The Life and Color) đã thu hút đông đảo du khách tham quan, tạo nên một hình ảnh mới của du lịch Ứng Hòa.
Trong tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”, làng tăm hương Quảng Phú Cầu là một trong những điểm nhấn, làm tăng sự kết nối giữa các địa phương, đồng thời góp phần quảng bá, kích cầu du lịch của Ứng Hòa nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
Một vụ Tết sôi động với màu đỏ ngập tràn đang đến với làng nghề trù phú Quảng Phú Cầu. Nơi đây không chỉ gìn giữ cái hồn của một vật phẩm mang ý nghĩa văn hóa tâm linh mà còn là địa điểm du lịch đẹp, du khách có thể ghé thăm khi đến với Thủ đô Hà Nội.


Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.
0