Tấp nập chợ hoa Hàng Lược ngày cận Tết

Ngày cận Tết, không khí tại chợ hoa Hàng Lược (Hà Nội) càng trở nên nhộn nhịp hơn. Người dân tới đây, không chỉ mua đào, quất mà còn để ngắm nhìn và tận hưởng không khí Tết. Bởi chợ hoa trong lòng phố cổ này luôn mang một phong vị đặc biệt của thời gian mà không chợ hoa Tết nào có được.
Ngày 29 Tết, chợ hoa truyền thống Hàng Lược (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đông nghịt người đi mua hoa Tết từ sáng sớm.
Đã thành một nét đẹp văn hóa, những ngày cận Tết, người dân Thủ đô lại nô nức đến chợ hoa ở trung tâm phố cổ này để chọn mua đào, quất về trưng trong gia đình mình dịp Tết Nguyên đán. 
Chợ hoa Hàng Lược tràn ngập sắc màu Tết truyền thống bởi đào Nhật Tân, quất Tứ Liên và đủ loại hoa Tết.
Những cành đào phai, đào bích có giá, từ 100.000 - 2 triệu đồng được bày bán khắp nơi.
Người dân vừa ngắm, vừa mặc cả để lựa chọn cho mình một cành đào ưng ý. 
Theo một chủ kinh doanh tại chợ hoa Hàng Lược, giá hoa đào năm nay tăng nhẹ do thời tiết lạnh, hoa nở đúng dịp Tết. Nên có những cành đào nhiều nụ và lộc giá có thể lên đến trên 3 triệu đồng. 
Ngoài đào và quất còn rất nhiều loại hoa cũng được bày bán. Những chậu chi mai nhỏ xinh có giá từ 250.000 - 400.000 đồng/ chậu.
Mọi cửa hàng hoa đều gần như đông kín khách. Theo ghi nhận, lượng người đến chợ hoa Hàng Lược trong sáng nay tăng đột biến bởi hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên trong dịp Tết Quý Mão 2023.
Yaned - một du khách đến từ đất nước Colombia thích thú chụp ảnh những cành đào tại chợ hoa. Yaned chia sẻ, đây là lần đầu tiên cô được đón Tết cổ truyền Việt Nam, điều này đã mang đến cho Yaned nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình du lịch các quốc gia của mình.
Với nhiều người dân Hà Thành, đi dạo chợ và ngắm hoa luôn là một thú vui tao nhã mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Những cành đào tươi thắm theo những chuyến xe về với mọi nhà, mang theo mọi điều tốt đẹp trong năm mới.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.

Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.

Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.