Sức khỏe người cao tuổi chưa tương xứng với tuổi thọ

Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải “chung sống” với 3 bệnh lý phối hợp; chất lượng sống người cao tuổi hiện nay chưa tương xứng với tuổi thọ.

Tại bệnh viện Hữu Nghị, mỗi ngày có từ 700- 900 bệnh nhân điều trị, trong đó hơn 90% bệnh nhân là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Mỗi bệnh nhân đến khám và điều trị đều có ít nhất 2 bệnh lý nền kèm theo. Các bệnh lý hay gặp là: tim mạch, rối loạn chuyển hóa và ung thư. Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người cao tuổi cần được tầm soát và khám định kỳ ít nhất 3-6 tháng 1 lần.

Ths Bác sỹ Lê Xuân Hà, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Chúng tôi hay ví người cao tuổi như một cỗ máy, đến thời điểm nào đó thì cần bảo dưỡng định kỳ, ở Việt Nam người trên 60 cần được tầm soát định kỳ để tầm soát những bệnh lý không lây nhiễm. Những người trên 60 tuổi và chưa có bệnh lý nền thì một năm nên khám sức khoẻ định kỳ 2 lần".

Một người cao tuổi mắc nhiều loại bệnh mạn tính, chi phí y tế và gánh nặng chăm sóc gấp 7-10 lần người trẻ. Hiện Việt Nam có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,86% dân số. Những năm trở lại đây, số người cao tuổi tăng nhanh trong cơ cấu dân số, số người hơn 60 tuổi dự báo đến năm 2050 sẽ đạt 28%. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phát triển hệ thống an sinh xã hội tích hợp, đa tầng và hiện đại thích ứng với già hóa dân số nhanh.

Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng trong cơ cấu dân số gây áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, hệ thống y tế, trong đó có chuyên ngành lão khoa. Với tình trạng bệnh lý như vậy khiến nhu cầu chăm sóc toàn diện với đối tượng này là rất lớn. Đó cũng là vấn đề cấp thiết cần giải quyết với hệ thống an sinh xã hội, môi trường chính sách của bất kỳ quốc gia nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.