Số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5%

Theo Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), năm 2023, số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5% so với năm 2022, trung bình 1.160 vụ/tháng.

Theo báo cáo tình hình an ninh mạng Việt Nam năm 2023 của NCS,  công ty này ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam. Các mục tiêu chịu nhiều tấn công nhất trong năm qua là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.

Đặc biệt, trong quý IV, số vụ tấn công mạng tăng mạnh, lên tới 1.614 vụ trong 1 tháng, gấp rưỡi so với trung bình. Nguyên nhân được cho là thời điểm cuối năm, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều dự án công nghệ thông tin cần hoàn thành, nhân sự phải hoạt động trên 100% năng suất nên khả năng xảy ra nhiều sai sót, là cơ hội để hacker có thể tấn công phá hoại.

Số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5%.

Các chuyên gia NCS chỉ ra 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất ở Việt Nam năm 2023. Tỷ lệ cao nhất là điểm yếu con người, chiếm 32,6% tổng số vụ. Hack sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.

Điểm yếu có tỷ lệ cao thứ hai là lỗ hổng các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ, chiếm 27,4%. Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu.

Điểm yếu thứ ba là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển, chiếm 25,3% số vụ việc. Các lỗ hổng thường bị khai thác là SQL Injection, mật khẩu quản trị yếu hoặc sử dụng thư viện tồn tại lỗ hổng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Thiên An Phát và ba cổ đông vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hai tội danh.

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã khiến một cháu bé bị ngạt khói, dẫn tới tử vong.

Cơ quan công an đang tạm giữ Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền để làm rõ hành vi "hành hạ trẻ em" tại điểm giữ trẻ tư nhân ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã có đủ căn cứ để xử lý hình sự về hai tội danh: Sản xuất, buôn bán hàng giả và Tội lừa dối khách hàng. Mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật hình sự là chung thân.

Sau khi gây tai nạn khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ, một cô gái bị thương nặng, chiếc ô tô kéo lê chiếc xe máy hơn 100m rồi tiếp tục bỏ chạy trong tình trạng nổ lốp trước.

Thông tin Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục - những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội - bị khởi tố vì liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả đang nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.