Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ.

Mở đầu buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trước thông tin về vụ hỏa hoạn trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân; đồng thời, đề nghị Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các lực lượng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục hậu quả, dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương, kịp thời giúp đỡ gia đình người bị nạn sớm ổn định tình hình, bảo đảm cuộc sống. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các lực lượng chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước, hướng dẫn và thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời, không để xảy ra cháy, nổ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Dự thảo Luật Lưu trữ sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm có 08 chương với 65 điều, đã bám sát mục tiêu, quan điểm đề ra khi xây dựng dự án Luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011. Tuy nhiên, trong phần thảo luận vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, như về trường hợp tài liệu đặc biệt liên quan đến di sản văn hóa.

Góp ý về nội dung này, đại biểu Lưu Bá Mạc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đề xuất, với trường hợp tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc được xác định là một trong các loại hình di sản văn hóa thì phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa (áp dụng theo một luật).

Đại biểu Lưu Bá Mạc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn

Về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cũng có nhiều ý kiến cho rằng trong Luật Lưu trữ (sửa đổi) cần đề cập cụ thể đến nguồn nhân lực và đầu tư cho lĩnh vực này.

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho rằng, cần có giải pháp quy định mang tính thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, trong đó bao gồm cả cấp xã. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, trong quá trình thực thi Luật cần nghiêm túc và đề cao tính thực tiễn, hiệu quả.

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.

Trên cơ sở nội dung các ý kiến của Đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, báo cáo làm rõ các vấn đề trình cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đã được nêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội hữu nghị Việt Nam – Uzbekistan đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nhiệm kỳ 2025 – 2030 tại Hà Nội vào hôm nay, 17/5.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng nên mở rộng và khuyến khích việc nhập quốc tịch Việt Nam, qua đó huy động sức mạnh, thừa nhận và tôn vinh những người đóng góp cho đất nước.

Chính quyền địa phương cần được phân cấp, phân quyền triệt để trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm thực hiện phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thời gian tới phải đẩy mạnh ba đột phá chiến lược số gồm: thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số.

Một trong những nội dung được nhiều Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang ngày càng phức tạp và tinh vi.

“Mất thời gian lãng phí, chậm tiến độ phát triển, sản phẩm kém chất lượng và làm hư hỏng cán bộ” – là bốn “tội” được Tổng Bí thư nêu ra khi nói về những bất cập của Luật Đấu thầu hiện tại.