Quá tải giao hàng cuối năm, ai chịu thiệt hại? | Hà Nội tin mỗi chiều
Thông tin trên các tờ báo, đại diện Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) thừa nhận nhu cầu nhận - gửi hàng hóa trong nước và quốc tế những ngày qua tăng 25% - 30% so với bình thường và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao cứ tới Tết, hoạt động giao hàng lại quá tải?
Thứ nhất, chúng ta ai cũng đều gia tăng chi tiêu cho Tết. Ai cũng sắm đồ, ít nhất là vài đơn ở trên các sàn thương mại điện tử. Thêm vào đó, tâm lý của hầu hết người tiêu dùng là mong muốn hàng về trước Tết, thế nên sự quá tải cũng là điều khó tránh được. Nếu có lấy được hàng, thì tiền ship (tiền trả cho đơn vị vận chuyển) cũng khá cao!
Nguyên nhân thứ hai là Tết. Vì Tết là dành cho tất cả mọi người nên tất nhiên, chính các shipper cũng muốn hoàn tất công việc để nhanh chóng về ăn Tết. Chưa kể, tình hình giao thông cuối năm ở các đô thị lớn trong những ngày này cũng khắc nghiệt, do vậy tạo nên sự không ăn khớp trong giao dịch như thường lệ.
Thứ ba là nguyên nhân tới từ cơ chế trong hoạt động nghề nghiệp của shipper. Gần Tết, các công ty vận chuyển cũng có chế độ thưởng phạt khác nhau dẫn đến động lực lao động của người giao hàng bị giảm sút. Thông thường, tình trạng giao vận chậm, quá tải sẽ xảy ra từ 23 Âm lịch nhưng năm nay diễn ra sớm hơn, từ ngày 20 Âm lịch đã bắt đầu có dấu hiệu.
Ba nguyên nhân trên là cái mà mỗi người dân đều thấy được. Còn ở khía cạnh của người bán thì việc quá tải giao hàng dịp Tết: mất nhiều hơn được.
Với các mặt hàng đặc thù như thực phẩm, chất lỏng, mỹ phẩm để lâu có thể bị hỏng hóc do chuột, bọ cắn, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, mất đi độ ngon, để lâu có thể bị khô cứng. Các sản phẩm như thời trang có thể bị ẩm mốc, rách, nát nếu bị đè lên bởi các hàng hoá nặng.
Trên hết, hàng hóa tồn đọng ảnh hưởng đến dòng tiền của cửa hàng. Nếu mỗi ngày chủ shop giao đi 50 triệu đồng tiền hàng thì sau một tuần đã bị mắc kẹt 350 triệu đồng. Song, đặc thù của thương mại điện tử có đơn là phải giao hàng, không huỷ được.
Ở phía người mua, hàng tồn lâu có thể tạo cảm giác mất kiên nhẫn, từ đó gây ra tình trạng huỷ, không nhận hàng, gây thiệt hại về kinh tế. Không chỉ thiệt hại chi phí giao vận, một đơn hàng còn gắn với nhiều chi phí khác như nhân công, nguyên vật liệu.
Đến đây, bài toán đặt ra là: Nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng tăng mạnh vào cuối năm, trong khi đó, các đơn vị vận chuyển lại không thể đáp ứng được nhu cầu. Lý do là bởi thiếu lao động và năng lực logistics còn hạn chế.
Tại Việt Nam, logistics được đánh giá là "xương sống" trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử. Theo nghiên cứu của CBRE, cứ 1 tỷ USD doanh thu thương mại điện tử sẽ cần 93.000 m² kho bãi. Như vậy, ước tính đến năm 2025, nhu cầu về kho bãi ở Việt Nam đòi hỏi hơn 2 triệu m² khi thị trường đạt quy mô 39 tỷ USD. Bên cạnh những thương hiệu lớn như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, Best Express, J&T Express, các sàn thương mại điện tử cũng nhảy vào cuộc chơi e-logistics, điển hình như SPX của Shopee hay LEX Lazada. Tuy nhiên, bất chấp cuộc đua bành trướng quy mô, lưu lượng hàng hóa trong những ngày cuối năm luôn khiến nhiều đơn vị giao vận bị choáng ngợp. Điều này cho thấy tương quan giữa thị trường thương mại điện tử với năng lực logistics vẫn ở thế chạy và đuổi.
Theo Vietnam Post, tất cả bưu kiện được chuyển đến bưu cục trong ngày 27/1 (28 Tết) sẽ được phát hết đến tay người nhận, chậm nhất là trước 12 giờ ngày 28/1 (29 Tết). Các bưu cục trung tâm tỉnh, thành phố sẽ phục vụ người dân đến hết ngày 28 Tết và mở cửa trở lại từ mùng 3 Tết, tức ngày 31/1.
Trong khi đó, Viettel Post ngưng nhận gửi hàng, nhất là hoa quả, cây cối, thực phẩm tươi sống, các bưu phẩm, hàng hóa đặc thù với chiều dài và trọng lượng lớn từ ngày 20/1 đến 2/2. Viettel Post sẽ nghỉ Tết từ ngày 25/1 đến 2/2.
Đại diện Lazada cho biết Lazada Logistics và các đối tác vận chuyển đang tích cực làm việc để xử lý đơn hàng Tết cho khách. Sàn thương mại điện tử này khẳng định với khả năng xử lý 1 triệu đơn hàng/ngày, Lazada sẽ đáp ứng nhu cầu cao điểm của khách hàng.
Theo TikTok Shop, các đơn vị vận chuyển như Viettel Post, Nhất Tín Logistics sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày 25/1.


Việt Nam sẵn sàng phương án đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng; Trường đại học phải giải trình khi sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển; Cụ bà 104 tuổi ở Nghệ An đón hài cốt con trai liệt sĩ sau 50 năm chờ đợi; Người dân Myanmar mong ước sớm ổn định cuộc sống động đất;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Đoàn công tác TP. Hà Nội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại New Zealand và Australia; Phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân; Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hera trở thành giám đốc công ty Gold Shoes, giả vờ làm theo mọi việc mà mẹ con Jung Hô yêu cầu, lấy được lòng tin của họ. Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Số phận và sự giận dữ", phát sóng lúc 12h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Thần Thám đại tài", phát sóng lúc 20h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Luôn đối chọi với nhau trong những lần giáp mặt, nhưng Vũ Phi lại bất ngờ xuất hiện bên cạnh Khánh Sinh với vai trò là cố vấn tài chính. Phải chăng cô đã thay đổi? Mời các bạn đón xem tập 8 của bộ phim "Vượt lên bão tố", phát sóng lúc 13h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Na Kơng gặp Chi Jong và muốn nuôi con của cô. Chê Úc tức giận khi biết Na Kơng đòi nuôi con của Chi Jong. Mời các bạn đón xem tập 3 của bộ phim "Lời hứa của tình yêu", phát sóng lúc 21h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
0