Phở Hà Nội và những điều chưa kể hết

Năm tháng vẫn dần trôi. Có bao điều sẽ đổi thay liên tục. Duy chỉ còn lại mãi, ấy chính là cái hương phở nóng hôi hổi phả thơm mỗi sớm, giữ đến say lòng nhau suốt bao đời của người Hà Nội.

Những năm tháng đầu tiên gắn bó với Hà Nội, tôi tự hỏi, điều gì khiến một món ăn mà bất cứ đâu cũng có bán, nhưng lại không nơi nào có được hương vị đặc trưng như bát phở được ăn ở Hà Nội?

Món ăn sáng đặc trưng đánh thức cả một ngày dài

Dạo quanh Hà Nội sớm mai, không khó để bắt gặp những gánh phở thơm lừng trên phố cổ, hay những hàng phở tiếng tăm lâu đời luôn tấp nập khách vào ra rộn ràng cả con phố.

Cuộc sống hiện đại luôn khiến con người ta trở nên vội vã hơn. Ấy thế mà người ta vẫn sẵn sàng xếp hàng dài cả con phố trước những hàng phở ngon, chỉ để thưởng thức món đồ ăn sáng không còn xa lạ nhưng rất đỗi đặc biệt này. Vào những buổi sáng trong xanh ấy, có những bát phở nóng hổi thơm lừng nhanh chóng được bưng ra bởi những cô bán hàng đã luống tuổi. Vậy mà trên gương mặt những con người vai áo ướt đẫm mồ hôi bởi khách vào ra liên tục ấy, chưa bao giờ thiếu đi nụ cười đon đả. Hương thơm từ nước phở được ninh kĩ, những bát gia vị với đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ… tất cả những điều đó, khiến cho con người ta bỗng bừng tỉnh sau những cái gật gù sớm mai, lấp đầy chiếc bụng đói của mình và sẵn sàng chào đón một ngày mới ngập tràn năng lượng.

Ảnh minh hoạ

Phở Hà Nội và những kí ức xưa cũ

Hà Nội bây giờ có biết bao nhiêu món ăn mới vừa lạ vừa ngon. Gánh phở ngày xưa giờ đây cũng được bổ sung đủ loại món cho khách hàng lựa chọn. Ấy vậy mà cứ lần nào bước chân vào quán phở, người ta lại quen gọi thứ thân thuộc nhất? Bát phở nóng đâu chỉ là món ăn lấp đầy cơn đói mỗi sáng, mà còn là dòng kí ức ùa về của những người con Hà Nội. Ngày bé thơ ấy, được bố mẹ dẫn đi ăn sáng ngay hàng phở gần nhà, những màn khói toả ra từ phở nóng được bưng ra hoà tan cùng tiếng cười giòn tan của trẻ nhỏ, là những kí ức mà mãi sau này, cứ khiến con người ta cứ bồn chồn hướng về nguồn cội mỗi lần đi xa.

Hay chỉ đơn giản là đôi lứa sánh đôi rủ nhau đi tận hưởng cái tiết thu lãng mạn của Hà Nội thôi, có lẽ cũng không có lựa chọn nào tuyệt vời hơn bằng việc bắt đầu chuyến đi bằng một bát phở thật ngon.

Ảnh minh hoạ

Dù là điều bình dị nhất, dù là món ăn chẳng khó để kiếm tìm, ấy vậy mà nhắc đến ẩm thực Hà Nội, nhớ về Việt Nam, người ta lại thoáng qua nghĩ đến những bát phở đầu tiên. Trải qua bao thế hệ với những thăng trầm, có những giá trị, những truyền thống đặc biệt vẫn luôn được con người ta trân quý./

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.

Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.