Philippines khắc phục hậu quả của bão Man-Yi

Siêu bão Man-Yi đã quét qua đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11), đe dọa gây ra mưa lớn ở thủ đô Manila, khiến hơn một triệu người phải sơ tán và làm hư hại các tòa nhà ở một số khu vực.

Với sức gió mạnh 185 km/giờ, cơn bão suy yếu đôi chút sau khi đổ bộ vào đất liền tại thị trấn Panganiban ở tỉnh Catanduanes.

Theo Cục Hàng không Dân dụng Philippines và lực lượng bảo vệ bờ biển, ít nhất 26 sân bay nội địa và hai sân bay quốc tế đã phải đóng cửa trong thời gian ngắn và các dịch vụ phà và vận chuyển hàng hóa liên đảo đã bị đình chỉ do biển động, khiến hàng nghìn hành khách và người đi làm bị mắc kẹt.

Mỹ, đồng minh của Manila, cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei đã cung cấp máy bay chở hàng và các dịch vụ cứu trợ bão khác để tăng cường cho các cơ quan ứng phó thảm họa quá tải.

Tháng trước, cơn bão lớn đầu tiên, Trami, đã khiến hàng chục người thiệt mạng sau khi trút lượng mưa tương đương một đến hai tháng chỉ trong 24 giờ xuống một số thị trấn. Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão và giông mỗi năm. Nước này thường xuyên hứng chịu động đất và có hơn một chục ngọn núi lửa đang hoạt động, khiến đây trở thành một trong những quốc gia dễ xảy ra thảm họa nhất thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.