Phân loại rác tại nguồn: Không thể trì hoãn thêm | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, những chất thải rắn, rác của các hộ gia đình và cá nhân bắt buộc phải phân thành ba loại: chất thải có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải rác sinh hoạt khác. Cũng theo luật này có quy định các cơ sở thu gom và vận chuyển có quyền từ chối thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình và các cá nhân nếu không phân loại hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định. Thậm chí, họ có quyền yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý và xử phạt với hành vi này.
Tại Hà Nội, người dân ở 5 quận gồm: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình và Nam Từ Liêm đã được chọn để thí điểm phân loại rác tại nguồn suốt 5 tháng qua. Trong quá trình thử nghiệm này, các hoạt động nâng cao nhận thức về phân loại rác đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm và phố đi bộ, nơi mà lượng rác thải phát sinh rất lớn.
"Để phân loại rác hiệu quả, cần nâng cao nhận thức của người dân. Đầu tiên, cần hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật thu gom và phân loại rác. Tiếp theo, hạ tầng thu gom rác thải phải được cải thiện để hỗ trợ việc phân loại. Cuối cùng, cần có các chế tài về phân loại rác" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết.
Tất nhiên, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn phân loại rác cho người dân nhưng để đạt hiệu quả tối ưu nhất, mỗi cá nhân cần thay đổi nhận thức, thói quen hằng ngày với các loại rác.
Tại những chung cư mini, người dân hoang mang vì dẫu mình có chuẩn bị yếu tố cần thiết để phân loại rác ngay tại phòng thì cũng sẽ có chung một cái kết là đổ dồn hết vào thùng rác được trang bị sẵn ở dưới sân chung cư. Nhiều người đề xuất với chủ các chung cư rằng, hãy trang bị ba thùng rác theo tiêu chuẩn để tiện cho việc phân loại về sau.
Việc phân loại rác cần được thực hiện từ hộ gia đình, trường học, cơ quan cho đến nơi thu gom, tạo thành một hệ thống đồng bộ. Ví dụ, xe thu gom rác phân hủy sinh học có màu xanh, túi đựng và các thiết bị thu gom loại rác này cũng cần đồng nhất để dễ dàng phân biệt. Công tác tổ chức cần có sự liên kết từ phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết, vận chuyển đến xử lý.
"Rác thải phân loại đúng cách chính là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất. Chúng tôi đã điều tra và nhận thấy ở Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, sau khi triển khai phân loại rác, các loại vật liệu như nhựa, bìa carton hay sắt vẫn không đủ để cung cấp cho các doanh nghiệp và làng nghề” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam thông tin.
Nhìn lại mốc thời gian, độ nửa tháng nữa là tới mốc 1/1/2025, để đạt 100% mục tiêu phân loại rác tại nguồn rất khó khả thi nhưng không thể trì hoãn thêm. Khó khả thi là bởi ở nhiều địa phương, mới chỉ có một số quận, huyện được triển khai thí điểm, chứ chưa nhân rộng. Nhưng không thể trì hoãn thêm là bởi hiện nay, tình trạng ô nhiễm do ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phân người dân vẫn còn chưa cao. Đây là rào cản ban đầu khiến cách đây 20 năm, dù là địa phương tiên phong thí điểm phân loại rác nhưng Hà Nội chưa thành công. Các chuyên gia cho rằng, với quyết tâm mạnh mẽ, thời gian tới Hà Nội cần đảm bảo hai yếu tố: hạ tầng thu gom phải đồng bộ và đầu ra của rác thải đã phân loại phải rõ ràng để về đích mục tiêu giúp thành phố ngày càng sạch, đẹp hơn.
Thống kê cho thấy, nếu như thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn, sẽ chỉ còn khoảng 25 - 30% rác thải phải mang đi chôn lấp hoặc xử lý tại các nhà máy và mang lại hiệu quả rất lớn với môi trường và sức khỏe con người. Theo kế hoạch, đến hết 31/12/2024, Hà Nội sẽ tổng kết thí điểm phân loại rác và có đánh giá để nhân rộng mô hình trên toàn địa bàn để việc phân loại rác tại nguồn thành công. Ý thức của chính người dân sẽ có vai trò rất quan trọng trong quyết tâm này của thành phố. Sau cùng: Hãy phân loại rác, vì đó là tài nguyên quý giá.


Trong thời đại 4.0, ngành giáo dục Thủ đô đã và đang tích cực chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá lớn trong phương thức dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều này giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết, phát triển toàn diện năng lực và đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số, hội nhập quốc tế.
Những tác động khi Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) không chỉ giới hạn trong các quốc gia nhận viện trợ, mà còn khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại trên toàn cầu. Cơ quan phòng chống AIDS của Liên hợp quốc cảnh báo nếu nguồn tài trợ không được khôi phục, số người bị cướp đi sinh mạng do HIV/AIDS có thể tăng gấp 10 lần trong 4 năm tới.
Trao tặng người dân Myanmar nhu yếu phẩm cần thiết; Cấp đổi thẻ căn cước theo nhu cầu của công dân; Gây án với con ruột 6 tuổi để lấy tiền bảo hiểm... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Sở Văn hóa TP.HCM nêu quan điểm vụ nam streamer 'bóc phốt' nhau; Mono mang chuyện tình của ông bà vào MV; 'Địa đạo' dẫn đầu doanh thu phòng vé... là một số thông tin đáng chú ý trong Bản tin thế giới Showbiz hôm nay.
Lễ hội kéo co ngồi được tổ chức hàng năm ở đền Trấn Vũ vào ngày 3/3 âm lịch – một lễ hội truyền thống đã được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản phi vật thể, được bà con phường Thạch Bàn, quận Long Biên gìn giữ suốt hàng trăm năm qua.
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhưng không phải duy nhất; Sai phạm trong hai dự án bệnh viện 'đắp chiếu'; Nhịp sống trở lại bình thường tại Myanmar; Ukraine điều tra vụ rò rỉ thỏa thuận khoáng sản với Mỹ... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
0