Những di tích lịch sử cách mạng nổi bật của Thủ đô
Số 90 phố Thợ Nhuộm (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) không chỉ là một địa chỉ quen thuộc trên bản đồ di tích của Hà Nội, mà còn là nơi có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Năm 1930, tại chính ngôi nhà này, đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã soạn thảo bản Luận cương Chính trị - văn kiện mang tính bước ngoặt đặt nền móng cho đường lối cách mạng sau này.
Tầng hầm rộng khoảng 6m² của ngôi nhà số 90 Thợ Nhuộm là nơi làm việc của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Trong không gian này, nhiều tài liệu quan trọng được lưu giữ, từ bản Luận cương Chính trị, Chánh cương vắn tắt đến các ấn phẩm cách mạng như Đường Kách Mệnh. Năm 1960, vào dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, địa điểm này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chính tại đây, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngôi nhà này vốn là cơ sở kinh doanh của gia đình ông Trịnh Văn Bô - người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) là di tích gắn với lịch sử Hà Nội và đất nước, trở thành một địa chỉ đỏ để du khách hiểu hơn về sự hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử không chỉ trên sách vở, mà còn hiện hữu sống động trên từng con phố của Hà Nội. Những “địa chỉ đỏ” chứng nhân của lịch sử nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ về công lao của các thế hệ cha ông trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.


Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
0