Nhịp sống trên phố Hàng Khoai
Một ngày mới đến như bao ngày trên con phố Hàng Khoai thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm được đánh thức bằng thanh âm của những gánh hàng rong, những hàng quà và những mặt hàng trên phố.
Nằm bên cạnh trái của chợ Đồng Xuân, phố Hàng Khoai nối dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Hàng Lược, cắt ngang phố Nguyễn Thiệp, đi qua ngã tư hàng Giấy, Đồng Xuân. Con phố được biết đến với sự nhộn nhịp kinh doanh và một di tích kiến trúc nghệ thuật quán chùa Huyền Thiên.
Các phố hàng xưa vẫn được đặt tên gắn với tên mặt hàng bán trên phố. Nhưng sự chuyển biến của thời gian đã khiến nhiều con phố thay đổi hình thái kinh doanh. Phố Hàng Khoai hiện là con phố với đa dạng mặt hàng kinh doanh nhưng chủ yếu vẫn là đồ gia dụng, thủy tinh, gốm sứ.
Theo như bà Hoàng Bạch Yến (phố Hàng Khoai, Hà Nội), những mặt hàng như thủy tinh, sành sứ hay mây tre cũng hơn 50 năm. Nhiều gia đình như bà Yến vẫn giữ nghề bán từ cha ông để lại. Cả phố chỉ có 2-3 nhà còn duy trì ngành hàng mây tre đan này.
"Hàng bây giờ ế lắm, nhưng đến giờ vẫn chẳng ai hỏi han. Năm nay kinh tế khó khăn nên thu nhập của mọi người cũng kém", bà Yến nói.
Những chiếc chảo các loại, rổ inox, xoong nồi, các loại cốc chén, bình lọ thủy tinh,… tất cả đều trở thành những mặt hàng truyền thống của con phố này. Nhà hàng, quán ăn hay thậm chí là gia đình đều là những khách hàng thường xuyên của các bà hàng trên phố hàng Khoai. Câu chuyện của những người phụ nữ trên phố ngày đông cứ nối tiếp ngày này qua ngày khác. Họ tâm sự, chia sẻ với nhau tất cả mọi chuyện trong cuộc sống.
Bà Đào Phương Khanh (phố Hàng Khoai, Hà Nội) chia sẻ, từ sau dịch Covid, các hàng quán trên phố Hàng Khoai dường như ế ẩm, chủ hàng ngày nào cũng "ngồi chơi".
Cửa hàng của bà Đào Phương Khanh là một khoảnh nhỏ với các dao, kéo, chân đèn, các đồ inox đã bám bụi. "Già rồi nên bán được đồng nào thì bán rồi cũng nghỉ, bán nốt cho đỡ phí. Ra đây ngồi cốt để mua vui", bà Khanh vui vẻ nói.
Sự thay đổi về hình thức kinh doanh cũng như nhu cầu của người tiêu dùng đã làm cho các phương thức kinh doanh truyền thống giảm sút về số lượng khách đến. Ngay cả những hàng ăn trên phố, ít nhiều cũng ảnh hưởng theo.
Gần cuối năm, khách không tấp nập, những người chủ hàng như chị Kiều Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) rất sốt ruột. Bởi thế cứ thấy khách hỏi là những người bán hàng vội vàng chào mời. Chị Trinh cho biết: "Cùng thời điểm này năm ngoái thì khách rất đông, tuy nhiên năm nay thì nhân viên ngồi không, nên có một khách vào là nhân viên tấp nập mời chào".
Dù người mua nhiều hay ít, các căn nhà mặt phố, mặt ngõ vẫn luôn mở của với đa dạng mặt hàng. Xen lẫn giữa các cửa hàng là những con ngõ, nơi đó là một cuộc sống khác với bên ngoài mặt phố. Là sự yên bình hoặc tĩnh lặng, khác hẳn so với tiếng còi xe bên ngoài mặt đường.
Mỗi ngày, bà Khanh đều ngồi đầu ngõ những mong bán nốt số hàng tồn. Mỗi ngày, bà Yến cũng đều đặn mở hàng buổi sáng, ngồi ngắm phố và chờ khách. Có một nhịp sống như thế trên các phố hàng vài năm trở lại đây.


Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
0