Nhạc hiệu FM96: Giai điệu tự hào Thủ đô ta
Nhạc hiệu mới của kênh phát thanh FM96 Mhz phiên bản hoàn toàn mới chính thức đến với khán - thính giả từ ngày 1/1/2024. Vẫn lấy giai điệu quen thuộc từ tác phẩm "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi nhưng được làm mới, lời xướng của kênh phát thanh Đài Hà Nội tần số 96 Mhz vang lên một cách đầy tự hào tiếng nói đại diện cho nhân dân Thủ đô.
"Người Hà Nội" đã có một quá trình gắn bó với Đài Hà Nội trong quãng thời gian 70 năm, gắn liền với đời sống âm nhạc Thủ đô. Đây là tác phẩm được sáng tác bởi nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi - một nhà văn hoá lớn, có tầm vóc, sức ảnh hưởng sâu rộng.
Năm 1946, ông và đồng chí Trần Huy Liệu nhận lệnh rời Hà Nội về ở trong một ngôi nhà ven sông Nhuệ, khi sau lưng cả Hà Nội đã chìm trong khói lửa. Bên cây đàn piano cũ, những hình ảnh sống động về Hà Nội kiên cường, chiến đấu trong khói lửa để bảo vệ Hà Nội “Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời/ Hà Nội ầm ầm rung..." cứ hiển hiện trong đầu. Tứ nhạc và ca từ cứ thế tuôn trào trên phím đàn. Là người chứng kiến Hà Nội trong những ngày toàn quốc kháng chiến vươn mình tới thời, ông mang theo nhiều xúc cảm gửi gắm vào "Người Hà Nội".
Tại Hoà nhạc năm mới 2024 do Đài Hà Nội tổ chức, được biểu diễn bởi Tenor Mạnh Hoạch, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, bản chuyển soạn "Người Hà Nội" từng khiến không ít khán giả bồi hồi xúc động.
"Người Hà Nội" được lựa chọn làm nhạc hiệu phát thanh của Đài Hà Nội từ những ngày đầu tiên thành lập. Nối tiếp lịch sử gần 70 năm, trong năm mới 2024, tác phẩm "Người Hà Nội" được chuyển soạn tiếp tục được sử dụng làm nhạc hiệu của kênh phát thanh FM 96 phiên bản số. "Người Hà Nội" - một bài hát dài hơi đòi hỏi kỹ năng sáng tác ở người viết. Một trường ca đa sắc thái đòi hỏi bản lĩnh thể hiện và kỹ thuật thanh nhạc ở người hát. Trong nhiều thập kỷ có mặt trong nhiều chương trình ca nhạc lớn nhỏ, "Người Hà Nội" có nhiều phiên bản không chỉ phối khí cho phần đệm mà còn chuyển soạn cho nhạc không lời.
Được làm mới trong năm 2024, trải qua 70 năm đồng hành cùng nền tảng phát thanh Đài Hà Nội, nhạc hiệu của kênh phát thanh FM 96 đã được phối lại, tăng thời lượng từ 30 giây lên 52 giây, mang âm hưởng thời đại, tái hiện một Hà Nội hội nhập, văn minh, đổi mới.
Nhà báo Bùi Thị Phương Đông - Trưởng phòng Âm nhạc - Trung tâm Phát thanh Hà Nội, chia sẻ: “Để tạo nên kênh phát thanh FM 96 phiên bản số mới, Đài Hà Nội đã đầu tư rất công phu, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Từng khâu thực hiện đều được kiểm duyệt và chuẩn bị kĩ càng. Tôi rất vui khi chứng kiến sự chuyển mình tích cực như vậy trong thời đại số mới".
Riêng với nhạc hiệu của kênh, các BTV và KTV Đài Hà Nội đã dành nhiều thời gian, tâm huyết. Từ khâu tiền kì, thu âm, cho đến chọn những nốt nhạc, câu từ để ghép nối... tất cả đều được những người thực hiện làm một cách tỉ mỉ với cả tình yêu dành cho Hà Nội.
Phát thanh viên Lê Diễm và Lâm Phúc, hai giọng đọc để lại nhiều dấu ấn với Đài Hà Nội đã được chọn lựa để thể hiện các lời xưởng này. Bằng những xúc cảm đặc biệt, sự tâm huyết của những người làm chương trình, đoạn nhạc hiệu đã vang lên hào hùng mà thân ái.
Khi nhắc đến Hà Nội thì là hai chữ cực kì thiêng liêng, cực kì tự hào. Với trọng trách đó thì chúng tôi luôn đặt ra các phương án đọc khác nhau. Nhưng chốt lại là chọn cách đọc sao cho vừa bộc lộ cái hào sàng của người Hà Nội, nhưng vẫn giữ được cái nét thanh lịch, mềm mại của một Hà Nội đang đổi thay từng ngày.
Phát thanh viên Lâm Phúc
Đặc biệt, đoạn nhạc hiệu kết thúc với cụm từ "Tiếng nói của Thủ đô ta...". Đây không chỉ là một lời xướng, đây chính là niềm tự hào. Bởi Hà Nội là "Thủ đô ta, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, cũng là nơi mọi miền tổ quốc hướng về. Khi tiếng phát thanh của Đài Hà Nội cất lên, cũng là cất lên niềm tự hào của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Anh Nguyễn Duy Nghĩa - người phụ trách phòng thu phát thanh Đài Hà Nội, cho biết: “Dù mình không phải là người Hà Nội, nhưng khi trực tiếp tham gia thực hiện đoạn nhạc hiệu này, tôi thấy rất tự hào và trân trọng".
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0