Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi vợ ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.

Chị Hoàng Dạ Thư - con gái của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - cho biết cha chị ra đi nhẹ nhàng, thanh thản vào lúc 2h30 chiều nay 25/7.

Chị Thư cũng cho hay trước khi mất, cha chị bị liệt nửa người, mọi hoạt động đều cần người hỗ trợ. Hôm 6/7, khi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - vợ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - qua đời, ông cũng không ý thức được.

"Cha từng bị tai biến cách đây hơn 20 năm, di chứng bị liệt. Vài năm gần đây, ông lại gặp vấn đề sức khỏe khiến tinh thần, trí nhớ không còn được tốt. Nhiều năm qua, tôi luôn kề cận chăm sóc cho ông bà", chị Hoàng Dạ Thư chia sẻ.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ bên cạnh chồng - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, sau đó học thêm bằng cử nhân triết ở Đại học Văn khoa Huế. Ông từng dạy ở trường chuyên Quốc học Huế vào năm 1960-1966.

Hoàng Phủ Ngọc Tường từng tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1978, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông cũng từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả thành công với thể loại bút ký. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Ai đã đặt tên cho dòng sông (viết năm 1981), được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông. /.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.

Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.

Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.