Nhà văn Hồ Phương, tác giả truyện ngắn 'Cỏ non' qua đời
Thông tin trên được nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết hôm 3/1. Theo đó, nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết:
"Khi nghe họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, cháu của nhà văn thông báo tin buồn, tự nhiên trong tôi hiện lên một vùng cỏ non mênh mông. Có lẽ, bởi tác phẩm đầu tiên của ông đã hằn sâu trong ký ức tôi là tác phẩm Cỏ non được trích trong sách giáo khoa hồi tôi còn đi học. Với tôi, ông không bay về trời mà vẫn ở lại mặt đất trong màu cỏ xanh mãi tận chân trời ấy. Xin cúi đầu tiễn biệt ông: Người lính Hồ Phương, nhà văn Hồ Phương".
Nhà văn Hồ Phương sinh năm 1930 tại thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông, Hà Nội), với tên khai sinh là Nguyễn Thế Xương. Sinh thời, ông cho biết ông có sự ngưỡng mộ đặc biệt với Bác Hồ. Ông kể, năm 15 tuổi, cách mạng thành công, ông đã nghe cha mình và các anh trai ngồi nói chuyện về Bác. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông vào tự vệ thành, rồi trở thành Vệ Út của trung đoàn Thủ đô cũng là vì hâm mộ Bác Hồ. Lên chiến khu, được gặp Bác trực tiếp, hình ảnh thần tượng trong ông càng sống động. Năm 2007, ở tuổi ngoài 70, ông đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết về tình cha con của Bác Hồ mang tên Cha và con (Nhà xuất bản Kim Đồng).

Năm 16 tuổi, Hồ Phương đã đứng trong hàng ngũ những người tự vệ có mặt trên các chiến lũy ở Thủ đô để đánh giặc Pháp. Ông cũng là một trong những Chính trị viên xuất sắc, trực tiếp chiến đấu và phụ trách báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308 trong chống Pháp.
Năm 1948, ông viết truyện ngắn đầu tay Nước mắt xung kích. Ông đã suy nghĩ để chọn một bút danh cho mình và ông đã chọn Hồ Phương theo họ của Bác Hồ.
Trong cuộc đời văn nghiệp của một nhà văn quân đội, Hồ Phương đã cho ra mắt nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Thư nhà, Lá cờ chuẩn đỏ thắm, Cỏ non, Kan Lịch, Những tầm cao, Biển gọi, Chúng tôi ở Cồn Cỏ …
Nhà văn Hồ Phương nổi tiếng nhanh chóng với tác phẩm "Cỏ non" sau khi tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa phổ thông.
Một tác phẩm khác của ông cũng đi vào ký ức của nhiều thế hệ độc giả đó là "Thư nhà" viết năm 1948 khi Hồ Phương mới 18 tuổi.
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, nhà văn Hồ Phương được điều về Tổng cục Chính trị với nhiệm vụ viết văn và tham gia thành lập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông là một trong những vị tướng, nhà văn hiếm hoi ở Việt Nam. Năm 1993, ông nghỉ hưu.
Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.
Có thể thấy, hơi thở cuộc sống hào hùng luôn hiện lên qua những trang văn của nhà văn lão thành, tiêu biểu như: Những tiếng súng đầu tiên (1955), Cỏ non (truyện ngắn 1960), Xóm mới (tập truyện ngắn, 1963), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (ký sự dài, 1966), Khi có một mặt trời (truyện ký 1972).
Các sáng tác của ông chủ yếu viết về anh hùng, những điều tốt đẹp, tỏa sáng của anh bộ đội cụ Hồ và nhân dân. Những Anh hùng có thật như Kan Lịch, Lê Mã Lương, chiến sĩ Cồn Cỏ, lãnh tụ Hồ Chí Minh... đã trở thành nhân vật văn học trong tác phẩm của Hồ Phương.
Một số giải thưởng của Thiếu tướng, nhà văn Hồ PhươngGiải thưởng truyện ngắn báo Văn nghệ 1958 cho tác phẩm Cỏ non. Giải thưởng văn học Thủ đô 1983 cho tác phẩm Những tầm cao. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam - Bộ Công an với tác phẩm Yêu tinh (2001). Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tác phẩm Ngàn dâu (2003). Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2000. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Ngàn dâu, Những cánh rừng lá đỏ. |


Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.
Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
0