Nhạc sỹ Chu Minh - cây đại thụ nền âm nhạc VN qua đời
Theo thông tin từ Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh đã qua đời vào khoảng 2h00 sáng ngày 17/10 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Ông hưởng thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Chu Minh tên thật là Triệu Đạt Hiền, sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông trưởng thành trong một gia đình công chức khá giả. Từ nhỏ, ông đã có niềm say mê âm nhạc. Chu Minh bắt đầu học đàn vĩ cầm từ năm 11 tuổi. Sau đó, ông tham gia cách mạng.
Từ năm 1947 đến 1950, chàng thanh niên Triệu Đạt Hiền công tác tại Đội võ trang tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung Ương.
Nhạc sĩ bắt đầu sử dụng bút danh Chu Minh để sáng tác các ca khúc Việt Trung Xô và Chiến thắng biên giới vào năm 1950.
Thập niên 1950, ông là một những người đầu tiên thành lập Đoàn văn công nhân dân Trung ương trong. Khi đảm nhiệm phụ trách Đoàn Ca múa nhạc Trung ương, ông thường xuyên được mời vào Phủ Chủ tịch biểu diễn.
Từ năm 1961 đến năm 1965, nhạc sĩ Chu Minh học chuyên ngành sáng tác bậc Đại học tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông trở lại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) để giảng dạy chuyên ngành sáng tác, đồng thời từng có thời gian làm Chủ nhiệm của khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy.
Cùng với các nhạc sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), nhạc sĩ Chu Minh đã có công đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Sinh ra ở Hà Nội, nhạc sĩ Chu Minh sớm “ngấm” chất Hà thành hào hoa. Ông có tài chơi đàn vĩ cầm và sáng tác âm nhạc từ rất sớm.
Ngày 20/11/2019, tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) đêm nhạc "Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam" đã được tổ chức để tôn vinh và tri ân nhạc sĩ Chu Minh. Ngoài các ca khúc chính luận như “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam”, “Lời ca mở tuyến”, “Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công” hay những tác phẩm khí nhạc như concerto “Tuổi trẻ”, giao hưởng “Miền Nam tuyến đầu”..., trong đêm nhạc người nghe còn được thưởng thức những bản tình ca lãng mạn, bay bổng như “Em xa có nhớ”, “Hà Nội chiều mây”, “Và thu nữa”...
Với nhiều đóng góp trong lĩnh vực sáng tác và đào tạo âm nhạc, nhạc sĩ Chu Minh đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu tiên, năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017, nhiều Huân, Huy chương và các giải thưởng khác... Tổng hợp


Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.
0