Nhà giàu chi triệu USD cho con vào Ivy League: Một bà mẹ Việt từng gây rúng động
Bà mẹ Việt từng đồng ý trả 1,5 triệu USD để giúp con vào Ivy League
Theo New York Post, năm 2018, một công ty tư vấn giáo dục tên Ivy Coach (Manhattan, Mỹ) đã nộp đơn kiện một bà mẹ Việt sau khi không thanh toán đầy đủ khoản phí 1.5 triệu USD (gần 35 tỷ đồng) để cho con gái được nhận vào một trong những trường đại học thuộc Ivy League (hệ thống các trường đại học danh giá nhất nước Mỹ).
Cụ thể, hồ sơ pháp lý cho biết, người phụ nữ ở Hà Nội đồng ý trả cho Ivy Coach khoản tiền 1,5 triệu USD để cho con gái được nhận vào một trong số các trường đại học mong muốn gồm: Harvard, Princeton, Yale, Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Pennsylvania,...
Thỏa thuận giữa 2 bên khẳng định, Ivy Coach có nghĩa vụ "giúp con gái bà được nhận vào những trường đại học danh giá nhất", bà sẽ trả 1,5 triệu USD dù con gái bà có được nhận hay không. Ivy Coach sau đó đã giúp cô con gái nộp đơn xin học vào 7 trường nội trú và 22 trường đại học ở Mỹ.
Đại diện của Ivy Coach cho biết, họ đã hỗ trợ con gái bà này từ việc viết bài luận đến cách vượt qua các cuộc phỏng vấn tuyển sinh, nhận thư giới thiệu và “hướng dẫn về tất cả các khía cạnh khác của quá trình nhập học”. Thậm chí, hãng đã giúp con gái bà được nhận vào trường Solebury ở Pennsylvania, một trường dự bị có học phí hơn 55.000 USD một năm.

"Nhiều người cảm thấy sốc khi thấy số tiền 1,5 triệu USD, nhưng chúng tôi đã giúp con cái của những người có giàu có được nhận vào những trường top đầu, trong khi năng lực của họ chỉ phù hợp với những trường khá mà thôi", phía Ivy Coach cho hay.
Tuy vậy, bên kí hợp đồng mới chỉ thanh toán một nửa khoản tiền 1,5 triệu USD, vì bà muốn đợi cho đến khi con gái "chắc chắn có kết quả đỗ vào đại học". Điều này khiến Ivy Coach cảm thấy nghi ngờ về việc bà mẹ này có ý định hoàn thành thỏa thuận hay không, cuối cùng là cả 2 mẹ con bặt vô âm tín, điều này khiến cho hãng tư vấn buộc phải nộp đơn kiện lên tòa án Manhattan.
Trả lời báo chí trong nước thời điểm đó, bà mẹ này cho biết “đây là một sự hiểu lầm giữa hai bên”.
“... Mọi chuyện không có vấn đề gì cả. Họ sẽ rút vụ việc trong vài ngày tới nên em chờ thêm vài ngày nữa. Con tôi vẫn đi học bình thường, không ảnh hưởng gì cả”, bà nói.
Vụ việc sau đó không được nhắc lại trên báo chí.
Bà mẹ Trung Quốc bị lừa 6,5 triệu USD để xin cho con vào Stanford
Theo Los Angeles Times, một bà mẹ họ Triệu tới từ Trung Quốc đã chi tới 6,5 triệu USD (151 tỷ đồng) cho một tổ chức lừa đảo cầm đầu bởi Willam Singer nhằm giúp cho con gái được nhận vào Đại học Stanford. Sau khi tổ chức lừa đảo này bị phanh phui, bà Triệu mới ngã ngửa khi biết rằng số tiền mà bà nghĩ sẽ được đóng góp cho "quỹ học bổng, trần lương đại học và các chương trình cho sinh viên nghèo của Stanford" thực tế phần lớn chảy vào túi riêng của tổ chức lừa đảo.
Ngoài ra, bà Triệu cũng khẳng định việc đóng góp cho trường không đồng nghĩa với việc mua suất nhập học cho con gái, tổ chức của Singer cũng không đảm bảo 100% thành công xin vào Stanford. Tuy vậy, bằng một cách nào đó, con gái bà Triệu vẫn được nhập học vào Stanford với tư cách là một... vận động viên chèo thuyền, dù cô con gái còn chưa từng động tới mái chèo bao giờ. Bà Triệu còn cho biết rằng, gia đình "vô cùng ngạc nhiên" khi biết tin con được nhận.
Trường hợp của bà Triệu dù bị lừa mất số tiền lớn nhưng ít ra cũng xin được cho con vào học tại Stanford. Một gia đình Trung Quốc khác bị tổ chức của Singer lừa mất 1,2 triệu USD còn không xin nổi cho con vào một trường đại học tử tế, đúng là tiền mất tật mang.
Về phía William Singer, người này bị cáo buộc 4 tội danh gồm: lừa đảo, âm mưu rửa tiền, âm mưa lừa gạt và cản trở công lý. Singer khai nhận rằng, cách cơ bản để mở ra một "cánh cửa phụ" đưa con của những phụ huynh giàu có vào các trường đại học hàng đầu bao gồm: gian lận tại các kì thi ACT/SAT và mua chuộc huấn luyện viên thể thao của trường.


Trong số các du học sinh, có không ít người đã chọn khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ không chỉ muốn tích lũy thêm kỹ năng thực tế mà còn khao khát tạo dựng sự nghiệp độc lập ngay trên đất khách. Chính sự năng động, quyết đoán và khả năng thích ứng của những người trẻ này đã làm phong phú thêm bức tranh đa dạng của cộng đồng du học sinh, đồng thời truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên sau này về sự mạnh mẽ trong việc theo đuổi con đường riêng của mình.
Hành trình chinh phục tiếng Việt của những người bạn Hàn Quốc không chỉ là một câu chuyện về sự nỗ lực và đam mê học hỏi, mà còn minh chứng cho sự kết nối mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Việt - Hàn. Những câu chuyện này chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực cho những bạn trẻ Việt Nam đang ấp ủ giấc mơ học tập và làm việc tại Hàn Quốc.
Chương trình học bổng du học Italia “Invest Your Talent in Italy” năm học 2025-2026 đã bắt đầu được đăng tải trực tuyến.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Học bổng Chính phủ Australia bậc Thạc sĩ, nhập học năm 2026, bắt đầu nhận hồ sơ của công dân Việt Nam từ ngày 1/2 đến 30/4/2025.
Những năm gần đây, du học không còn là mơ ước quá xa vời đối với nhiều người trẻ. Vì họ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn, trong đó có những nền giáo dục ở những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức học phí và chi phí sinh hoạt tương đối phù hợp với người Việt. Chưa kể đến khoảng cách địa lý và các chính sách học bổng đáng kể dành cho sinh viên Việt Nam.
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vừa thông báo chương trình học bổng Fulbright lấy bằng thạc sĩ tại Mỹ năm học 2026-2027.
0