Nguyễn Thành Trung tri ân Hà Nội bằng hai tác phẩm mới
Với nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vẻ đẹp của Hà Nội luôn nằm ở những khoảnh khắc nhỏ nhất, ở những cảm nhận bất chợt nhất. Trong “Cô đơn giữa Hà Nội”, những ca từ mở đầu là những tiếng rao, là những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội. Nhưng giữa ồn ào náo nhiệt đó vẫn có những khoảng lặng trong tâm hồn người nghệ sĩ.
Lời ca mộc mạc, giản dị hòa trong âm thanh của tiếng đàn guitar, giọng hát của ca sĩ Huy Chiến (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) khi da diết, lúc tự tình nói lên tâm sự của người nhạc sĩ đôi khi thấy cô đơn, lạc lõng trước những ồn ào của âm thanh, náo nhiệt của đô thị Hà Nội đang đổi thay từng ngày.
Vẫn ở đó là những ký ức thanh âm về Hà Nội với tiếng ve đêm hè, tiếng rao…, những hương cốm, hương hoa sữa nồng nàn, là nụ cười cởi mở, nồng hậu của những người con đất Kinh kỳ để rồi hòa trong những hoài niệm xưa cũ là những hình ảnh Hà Nội mới với thêm nhiều mái ấm, nhà lầu cao hơn cùng bao khát vọng, tình yêu của đôi lứa.
Hiểu Hà Nội, yêu Hà Nội nên nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã chắt lọc những hình ảnh đẹp, ký ức và đặt vào ca khúc về Hà Nội của mình niềm tin, niềm tự hào và nhiều khát khao, hy vọng. Bởi vậy mà “Cô đơn giữa Hà Nội”, “Thanh âm Hà Nội”, trước đây nữa là một “Hà Nội cũ” mang trong mình một giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và mang đậm chất tự sự, như một lời tâm tình về nỗi nhớ Hà Nội tạo nên một không gian âm nhạc đầy cảm xúc và hoài niệm. Những âm hưởng, giai điệu đó như thôi thúc người nghe trở về những ký ức đẹp nhất về Hà Nội.
"Hà Nội luôn mang một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc biệt. Tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ hòa quyện vào nhau, tạo nên một bản hòa ca phố phường đầy sức sống. Tiếng rao của những gánh hàng rong vang lên khắp phố phường, đánh thức cả một Hà Nội đang say ngủ. Hà Nội không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, mà còn bởi cái hồn của người Hà Nội, cái tình của con người nơi đây. Đó là những nụ cười hiền hòa, những ánh mắt thân thiện, những câu chuyện nhỏ nhặt nhưng đầy tình cảm. Hà Nội còn là sự phát triển vươn lên không ngừng, đổi mới và hiện đại trong sự vươn lên chiến thắng của lớp lớp thế hệ cha anh mang đến “nụ cười Thủ đô tỏa sáng Việt Nam” như câu kết trong bài “Thanh âm Hà Nội", đó là những cảm xúc của tôi về Thủ đô yêu dấu”, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung bày tỏ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0