Người hồi sinh câu ca đất Hà Thành

Kẻ Mọc (làng Mọc Quan Nhân - nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) trước đây vốn được biết đến là một trong những “cái nôi” âm nhạc truyền thống bậc nhất của đất Hà thành, ngày nay đang được Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung cùng CLB Dân ca làng Mọc nối tiếp gìn giữ.

Dù không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng vì tình yêu với văn hóa dân gian và mảnh đất Thăng Long, Nghệ nhân Nhân dân Phan Thị Kim Dung đã miệt mài truyền dạy miễn phí các loại hình âm nhạc dân gian cho các thế hệ người dân nơi này. Không chỉ góp phần hồi sinh câu ca làng Kẻ Mọc (Hà Thành xưa), bà còn góp phần lan tỏa tình yêu âm nhạc truyền thống và gìn giữ những di sản văn hóa. Đó cũng chính là lý do CLB Dân ca làng Mọc ra đời vào năm 2009. Từ một nhóm nhỏ chỉ hơn chục thành viên, phần lớn là người cao tuổi, đến nay CLB đã có hàng chục thành viên với đủ mọi lứa tuổi. Để những làn điệu dân ca hồi sinh trên mảnh đất vốn là cái nôi của âm nhạc truyền thống này là cả một hành trình dài với biết bao tâm huyết của Nghệ nhân Nhân dân Kim Dung cùng các thành viên.

Nghệ nhân Nhân dân Phan Thị Kim Dung trải lòng: "Nếu tâm mà có với nghề thì tầm sẽ lại đến với mình. Bản thân tôi còn sức khỏe, tôi sẽ trao truyền lại. Các con cũng rất nhiệt tình học hành. Truyền lại cũng cảm thấy mình rất vui".

Suốt 15 năm từ khi CLB ra đời đến nay, nghệ nhân Kim Dung đã tổ chức rất nhiều lớp truyền dạy miễn phí cho người dân ở làng Mọc Quan Nhân. Đặc biệt, ngày càng có nhiều bạn nhỏ yêu thích nghệ thuật dân ca truyền thống từ xẩm, chèo cổ, chầu văn đến hát văn…

Bé Vũ Chính Đức, Trường Tiểu học Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hào hứng chia sẻ: "Con học hát xẩm được bốn năm rồi ạ. Ngoài hát xẩm ra con rất thích hát rap. Con đặc biệt thích bài tự hào Thăng Long - Hà Nội vì bài ấy có cả rap và hát xẩm ạ".

Với những đóng góp cho việc gìn giữ nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa, nghệ nhân Kim Dung đã được phong tặng và trao tặng nhiều giải thưởng, danh hiệu. Bà cũng chính là 1 trong 10 công dân ưu tú Thủ đô vừa được thành phố vinh danh nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.