Người dân không nên chủ quan với bệnh Glocom

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh Glocom đã chủ quan, không chủ động khám tầm soát nên chỉ phát hiện bệnh khi ở giai đoạn nặng, thậm chí mất hoàn toàn thị lực.

Glocom là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tại xã Hoa Viên, huyện Ứng Hòa, một bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán mắc Glocom góc mở. Do khám ở giai đoạn muộn, mắt trái của bệnh nhân đã mất thị lực hoàn toàn, mắt phải chỉ còn 3/10. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Mắt Hà Nội và phải duy trì khám định kỳ, cũng như sử dụng thuốc hàng ngày để kiểm soát bệnh.

Glocom là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, với khoảng 50% người mắc không biết mình có bệnh và không đi khám kịp thời. Bệnh có hai thể chính là Glocom góc đóng và Glocom góc mở.

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh không rõ ràng nhiều người bỏ qua. Khi phát hiện, bệnh đã tiến triển nặng với tổn thương dây thần kinh thị giác không thể phục hồi, làm suy giảm nghiêm trọng chức năng thị giác.

Theo ThS.BS Vũ Dương Hồng, Khoa Chấn thương Glocom, Bệnh viện Mắt Hà Nội, việc thăm khám định kỳ giúp kiểm soát tổn thương do bệnh gây ra, đồng thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biến chứng khác.

TS.BS Hoàng Trần Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, nhấn mạnh nhiều bệnh nhân chỉ có triệu chứng mơ hồ như nhức đầu, tức mắt, khó chịu nhẹ. Khi đến khám, phần lớn đã ở giai đoạn muộn, không thể cứu vãn thị giác.

Khám mắt định kỳ là điều kiện tiên quyết để phát hiện sớm Glocom, giúp kiểm soát bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ mù lòa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số ca mắc sởi đang có chiều hướng gia tăng, hầu hết số ca mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi.

Nụ cười không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của hạnh phúc. Đôi khi, đó là lời kêu cứu thầm lặng. Hạnh phúc không phải là che giấu cảm xúc thật mà là biết cách đối diện và vượt qua khó khăn.

Thành phố Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi từ giữa tháng 2/2025, với mục tiêu không để Hà Nội bùng phát dịch sởi.

Số ca mắc bệnh sởi trong năm 2025 gia tăng trong nhóm tuổi từ 6-8 tháng tuổi. Số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội không quá cao song người dân không được chủ quan, vì sởi có tốc độ lây lan rất mạnh.

Một người phụ nữ tại Hà Nội đã bị chấn thương nghiêm trọng bàn tay do vô tình kẹt tay vào máy xay thịt.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho học sinh miễn phí, nhân dịp hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới.