Người bạn giản dị của sinh viên Ngữ văn khoá 8

Với những người bạn đồng môn năm xưa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn là người gần gũi, dễ mến, khiêm tốn và giản dị.

Buổi sáng mùa thu tháng 9/1963, những sinh viên khóa 8 khoa Ngữ văn của Đại học Tổng học và người bạn học Nguyễn Phú Trọng trở thành bạn cùng lớp, gắn bó cùng nhau trong suốt thời sinh viên.

Những cựu sinh viên khóa 8 Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội.

"Hôm ấy, 3/9, chúng ta đến đây, hôm ấy Trọng xuất hiện ở đây, 61 năm rồi giờ mới trở lại. Từ Quảng Bình đến Lạng Sơn đều có người ở lớp này. Anh Trọng học Nguyễn Gia Thiều, tôi với ông Huyến học Hà Nội, bà Hải Hưng Yên", ông Kính nhớ lại.

Ông Phan Văn Kính, sinh viên Ngữ Văn khóa 8, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1963-1967), cho biết: "Anh Trọng là sinh viên học giỏi, cần cù học tập, học đến đâu nhớ đến đó, trí nhớ của chúng tôi không thể bằng anh ấy".

Bà Nghiêm Minh Mẫn, sinh viên Khoa Ngữ Văn khóa 8, vẫn nhớ: ''Ở trường anh rất hiền lành, giản dị, khiêm tốn, anh cũng là người gương mẫu được kết nạp Đảng từ trên ghế nhà trường''.

Kỷ niệm về những người bạn và thời sinh viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Năm 1965, trước nguy cơ giặc Mỹ đánh phá Hà Nội, trường Đại học Tổng hợp phải sơ tán về Đại Từ, Thái Nguyên, lập lớp học dã chiến. Theo lời kêu gọi, nhiều sinh viên Văn khoa năm ấy đã xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Ông Phan Văn Kính vẫn còn nhớ ngày ông lên đường nhập ngũ, người bạn thân Nguyễn Phú Trọng đã tiễn ông đi một chặng đường.

''Trước khi tôi đi B, lúc bấy giờ sơ tán ở nhà người dân, ông Trọng đến ngủ với tôi một đêm, truyện trò suốt đêm. Sáng hôm sau tôi vác balo đi, tôi đi trước, anh Trọng theo sau. Đi được khoảng 1km thì 2 người ôm nhau. Lúc bấy giờ tôi thấy khuôn mặt anh Trọng rưng rưng nước mắt, một cuộc chia ly chứ không phải chia tay nữa, khó có ngày gặp lại vì đi vào chiến trường mà", ông Phan Văn Kính kể.

Những kỷ niệm của những người bạn cùng học với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau chiến tranh, nhiều người trong lớp Ngữ văn năm xưa đã trở thành những nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu.

Bạn học Nguyễn Phú Trọng đã trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Dù đã ở cương vị đứng đầu đất nước, ông vẫn rất chan hòa, chu đáo với bạn bè.

Phòng họp này đã từng là nơi gặp gỡ của những cựu sinh viên Ngữ văn khóa 8 năm ấy.

Ông Trần Đình Thảo, nguyên Phó trưởng Ban Biên tập Tin trong nước - Thông tấn xã Việt Nam, chia sẻ: ''Tháng 6/2016 chúng mình đã họp ở đây, tại chính căn phòng này. Đây là chỗ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đây với tư cách bạn đồng môn, Bí thư lớp Văn khoa khóa 8 Đại học Tổng hợp. Đấy là buổi họp mặt rất ấm cúng, thân mật.

Anh Nguyễn Phú Trọng ở cương vị quan trọng rất bận nhưng nói chung trừ lúc ốm và đi công tác vắng, bao giờ cũng dự họp lớp rất đầy đủ. Trong cuộc họp ở đây, anh nói rõ vào đây là bạn cũ dự họp mặt, chứ không phải chỗ công việc chức sắc, xin để lại chức sắc ở ngoài kia''.

Với những người bạn đồng môn năm xưa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn là người gần gũi, dễ mến, khiêm tốn và giản dị.

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành là người chịu trách nhiệm chụp ảnh chính trong những cuộc họp lớp, cuộc gặp gỡ của lớp Văn khóa 8. Sau này ông đã gom những bức ảnh trong các dịp kỷ niệm thành cuốn sách ảnh mang tên “Tình thầy cô”.

Ngồi trong giảng đường xưa, lật giở những trang ký ức về người bạn cũ, ông không khỏi bồi hồi xúc động. Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Trưởng Ban biên tập Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam, cho biết: ''Anh Trọng là người nhã nhặn, khiêm tốn, hòa đồng, anh em gần gũi. Tôi chỉ muốn nói là bạn tôi cứ yên nghỉ, bạn của chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình, chúng tôi bùi ngùi thương tiếc nhưng cũng rất tự hào''.

Bà Vũ Thị Kim Hải, nguyên Trưởng ban tin trong nước  - Thông tấn xã Việt Nam, cảm xúc: ''Rất thương. Bác ấy đã hết lòng hết sức, hầu như bác chưa có một ngày nghỉ nên chúng tôi thấy thương, quý, tiếc".

Ông Trần Đình Thảo, nguyên Phó trưởng Ban Biên tập Tin trong nước - Thông tấn xã Việt Nam, chia sẻ: ''Chúng tôi vẫn luôn nhớ về anh, người bạn tốt, người tình nghĩa, rất nhân văn cả trong công việc lẫn đời thường. Chúng tôi tiếc nhất là anh ấy mất, ngọn cờ chống tham nhũng không biết có được duy trì đúng ý anh ấy, đúng ý của toàn dân hay không, đấy là điều tôi nghĩ ở bên kia bầu trời Trọng vẫn trăn trở lắm''.

Ngày 26/7/2024, những người bạn đồng môn năm xưa đã tới tiễn đưa bạn học Nguyễn Phú Trọng chặng đường cuối cùng. Người sinh viên ưu tú của Khoa văn năm ấy đã mãi rời xa thầy cũ, bạn xưa. Nhưng những ký ức về người bạn khiêm nhường, chí lớn, về nhà lãnh đạo mẫu mực ấy sẽ còn mãi trong tâm trí những người bạn đồng môn năm nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).