Nghệ sĩ Quốc Chiêm kể chuyện Chèo Hà Nội | Chuyện Hà Nội | 12/04/2024

Tiếng trống chèo sân đình là một hoài niệm của bao người dân làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ khi xưa. Với Hà Nội, nghệ thuật Chèo đã đi vào đời sống, đi vào tâm hồn và văn học nghệ thuật của Hà Nội từ rất lâu như một nét duyên thầm làm say đắm bao người dân đất Kinh Kỳ, Kẻ Chợ. Trong chương trình hôm nay, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ chia sẻ về lịch sử phát triển của nghệ thuật Chèo Hà Nội.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội đã từng vang danh với những tấm the mỏng manh, óng ánh, thứ lụa đậm hồn Việt. Ở nơi ấy giờ đây chỉ còn ông Lê Đăng Toản, người duy nhất đang lặng lẽ dệt từng sợi tơ, níu giữ những gì đẹp nhất của một nghề đã dần lùi vào ký ức. Một con người, một nghề cổ, một hành trình đơn độc nhưng chưa từng nguội lạnh niềm đam mê.

Đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa bậc nhất Việt Nam, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.

Có những thức quà quê bình dị nhưng lắng sâu trong ký ức, làm ta nhớ về một thời xưa cũ. Trong biết bao hương vị thân quen, có một món ăn mộc mạc mà đậm đà, giản dị mà thân thương. Ấy là bát tương ngả màu cánh gián, thơm nồng hương nếp cái, ngọt bùi vị đậu nành.

Khảm trai, một nghề đòi hỏi sự tinh xảo đến từng chi tiết, là sự kết hợp giữa đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân và vẻ đẹp lấp lánh của vỏ trai, vỏ ốc. Mỗi tác phẩm khảm trai là một câu chuyện, một bức tranh sống động được tạo nên từ hàng nghìn mảnh ghép nhỏ bé, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tình yêu nghề cháy bỏng.

Giữa những sự thay đổi của xã hội hiện đại, Hà Nội có một làng nghề dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn được người làng gìn giữ và lưu truyền, phát triển nghề. Đó là làng nghề quạt Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Là một trong số những người đầu tiên đưa quất bonsai về trồng và bán tại làng quất Tứ Liên, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh đã dành cả cuộc đời để nâng tầm quất cảnh, đưa loại cây này trở thành biểu tượng của may mắn, thịnh vượng mỗi dịp Tết đến xuân về.