Ngày tôn vinh những người cha trên toàn thế giới

Hôm nay 18/6 là "Ngày của Cha" để tôn vinh những người cha trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa và nguồn gốc "Ngày của Cha" thì không phải ai cũng biết.

Ý nghĩa nhân văn "Ngày của Cha"

Trên thế giới, Ngày của Cha có nhiều phiên bản khác nhau, được tổ chức vào thời gian khác nhau. Hiện nay, Ngày của Cha phổ biến nhất thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6.

Ngày của Cha để tôn vinh những người làm cha trên toàn thế giới.

Cùng với Ngày của Mẹ, Ngày của Cha ra đời nhằm nhắc nhở những người con nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha. Tình phụ tử hết sức thiêng liêng. Tình cảm và sự hy sinh của bố dành cho con luôn là điều không có gì có thể thay thế, con cái phải lấy đó để nhắc nhở mình về lòng hiếu thảo.

Nguồn gốc "Ngày của Cha"

Nguồn gốc Ngày của Cha phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX. Theo đó, việc mừng Ngày của Cha bắt nguồn từ Fairmont Tây Virginia vào ngày 5/7/1908. Bà Grace Golden đã tổ chức ăn mừng nhằm tôn vinh người cha đã qua đời trong thảm họa Monongah Mining ở Monongah.

Năm 1909, một người phụ nữ tên Sonora Dodd cũng đã ăn mừng Ngày của Cha do bị ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ. Sonora Dodd sinh ra trong gia đình có 6 chị em, mẹ mất sớm và bố phải lo toan tất cả. Xuất phát từ sự kính trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của người cha mà bà đã chọn ngày sinh nhật của mình - ngày 19/6 để tôn vinh người cha yêu dấu.

Năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định chọn ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha ở Mỹ.

Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ký văn bản xác nhận ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha ở Mỹ.

Theo nhiều tài liệu, Công giáo Châu Âu đã làm kỷ niệm ngày của cha từ đầu năm 1508. Ngày của Cha nơi đây sẽ được tổ chức vào ngày 19/3 - là ngày lễ của thánh Joseph. Thánh Joseph còn được gọi là "Người nuôi dưỡng Chúa" - tức Nutritor Domini. Trong truyền thuyết Nam Âu, vị thánh này cũng là cha đẻ giả định của chúa Giêsu.

Nhà thờ Chính thống Coptic Alexandria thì tổ chức ngày của Cha trùng với ngày Thánh Giuse, nhưng người dân Copts lại lấy ngày 20/7 làm ngày kỉ niệm./.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.