Nga 'dọn đường' để công nhận Taliban

Nga đã tiến thêm một bước trong việc công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan khi các nghị sĩ Nga bỏ phiếu mở đường đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Nga đang chủ động tháo gỡ rào cản lớn nhất đối với việc công nhận ngoại giao chính thể Taliban ở Afghanistan. Ở phiên thảo luận đầu tiên trong tất cả ba phiên thảo luận, Viện Duma quốc gia Nga đã thông qua đạo luật rút Taliban ra khỏi danh sách những tổ chức bị coi là khủng bố. Đạo luật này cấm chính phủ Nga có quan hệ chính thức với những tổ chức, quốc gia và cá nhân bị liệt vào bản danh sách đen kia. Hai vòng thảo luận tiếp theo chắc chắn cũng suôn sẻ và thượng viện Nga rồi sẽ phê chuẩn, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không ngần ngại gì với việc ký sắc lệnh ban hành đạo luật này.

Việc Nga sửa nhà, dọn đường và mở cổng chào đón Taliban không còn gây bất ngờ. Từ sau khi Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan, Nga không công nhận ngoại giao chính thể Taliban như các quốc gia khác trên thế giới, nhưng Nga đã dần dần tăng cường tiếp xúc và đối thoại với chính thể Taliban ở Afghanistan. Taliban được mời sang tham dự nhiều hội nghị và diễn đàn quốc tế diễn ra ở Nga về chính trị an ninh và hợp tác kinh tế, thương mại. Nhiều quan chức chính phủ Nga đã công du Afghanistan. Ông Putin đã cử thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nga, ông Sergei Shoigu - người từng là Bộ trưởng quốc phòng Nga trong rất nhiều năm sang trao đổi với lãnh đạo Taliban.

Qua đó, có thể thấy quá trình Nga tiến tới công nhận ngoại giao chính thể Taliban ở Afghanistan và kiến tạo lại quan hệ hợp tác với quốc gia láng giềng đã được khởi động từ cách đây khá lâu và được kiên định vận hành rất nhất quán và triệt để.

Chủ định của Nga chẳng khác gì 'cầu được ước thấy' đối với Taliban. Trên phương diện tìm kiếm sự công nhận ngoại giao chính thức của thế giới bên ngoài, Taliban cần tiền lệ, cần sự khởi đầu và cần những cú hích đặc biệt hữu dụng. Nga là một đối tác lý tưởng đối với Taliban.

Thế sự xoay vần ở châu Âu trong gần 3 năm qua khiến Nga càng thêm cần thiết và cấp thiết phải tranh thủ Taliban, gây dựng quan hệ đối tác với chính thể Taliban ở Afghanistan, rồi chuyển hoá đối tác láng giềng này thành đồng minh chiến lược. Afghanistan có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà Nga rất muốn và rất cần khai phá làm nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Nga cần sự hậu thuẫn và hợp tác của Taliban để đối phó hoạt động khủng bố của tàn binh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) phiêu dạt về Afghanistan.

Afghanistan hiện là nơi diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra, Taliban có thể trở thành một con chủ bài sáng giá cho Nga trong cả cuộc đối địch hiện tại giữa Nga và Phương Tây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.

Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.

Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.

Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.