Nâng cao chất lượng đào tạo Hán Nôm và Thư pháp

Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội,Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhân Mỹ học đường, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Bộ môn Hán Nôm Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học "Hoạt động đào tạo Hán Nôm và Thư pháp ngoài công lập".

Hội thảo đã diễn ra tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với sự tham gia của gần 80 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo, các thư pháp gia, các tác giả tham luận đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, ban quản lý di tích, câu lạc bộ Hán Nôm và Thư pháp, các tổ chức xã hội.

Đoàn chủ toạ của Hội thảo.
TS. Lê Trung Kiên - Đốc giáo NMHĐ, Trưởng BTC Hội thảo phát biểu khai mạc.

 Với 30 tham luận được trình bày, hội thảo đã cho thấy sự cần thiết, tầm quan trọng đặc biệt của tri thức Hán Nôm trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc. Các chuyên gia đều đã thống nhất chữ Hán Nôm chính là chìa khóa, là công cụ không thể thiếu trong việc tiếp cận, nghiên cứu lịch sử, di sản văn hóa truyền thống của cha ông.

TS. Đinh Thanh Hiếu - Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, Trường ĐHKHXH&NV trình bày tham luận "Về vấn đề tiếp cận di sản Hán Nôm và việc xây dựng chương trình đào tạo Hán Nôm".

Hội thảo cũng chỉ ra những mặt mạnh, ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu đã đạt được của mô hình đào tạo Hán Nôm và Thư pháp ngoài công lập, trong đó nổi bật nhất là đóng góp của Nhân Mỹ học đường - Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận đã bền bỉ hoạt động trong suốt hai thập kỷ vừa qua và đã gặt hái được nhiều thành tựu trong việc đào tạo Hán Nôm và Thư pháp tại khu vực các tỉnh phía Bắc.

TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ "Suy nghĩ về đào tạo thư pháp Hán Nôm từ Hội chữ Xuân tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám".

Từ thành công của mô hình ngoài công lập là Nhân Mỹ học đường, các chuyên gia cũng thống nhất, đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng tri thức Hán Nôm và Thư pháp trong bối cảnh xã hội hiện đại, từ đó lan tỏa, đưa chữ Hán Nôm và thư pháp vào ứng dụng ở nhiều mặt của đời sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.