Mỹ không cử nhà thầu đến bảo dưỡng F-16 cho Ukraine

Washington sẽ không cử nhà thầu đến bảo dưỡng F-16 cho Ukraine do lo ngại người Mỹ có thể bị lực lượng Nga nhắm tới, một quan chức Mỹ đã nói với tờ Wall Street Journal (WSJ).

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác bỏ kế hoạch của Lầu Năm Góc về việc cử các nhà thầu Mỹ đến Ukraine để bảo dưỡng các loại vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, bao gồm máy bay chiến đấu F-16.

Theo tờ WSJ, cuộc tranh luận vốn đã kéo dài về việc cử chuyên gia Mỹ đến Ukraine để bảo dưỡng vũ khí do các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Kiev đã trở nên gay gắt hơn sau khi lô sáu máy bay F-16 đầu tiên được chuyển giao cho Ukraine vào cuối tháng 7.

Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã xem xét đề xuất này từ quân đội, nhưng các quan chức nắm rõ cuộc thảo luận này đã nói với tờ WSJ rằng đề xuất này quá rủi ro.

“Cộng đồng tình báo đã nêu lên mối lo ngại về viễn cảnh Nga nhắm vào các nhà thầu Mỹ tại Ukraine”, một trong những nguồn tin nói với tờ WSJ.

Chính quyền Mỹ không loại trừ hoàn toàn khả năng cử các nhà thầu Mỹ đến Ukraine, nhưng điều đó sẽ không diễn ra trong thời gian tới, tờ báo cho biết. Hiện tại, Washington hy vọng các đồng minh NATO của mình ở châu Âu sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng các máy bay phản lực do Mỹ thiết kế.

Một thợ máy máy bay đang làm việc với một chiếc F-16 tại Căn cứ Không quân Hill ở Ogden, Utah. Ảnh: Getty Images

Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch và Bỉ, những quốc gia đã cam kết sẽ cung cấp cho Kiev hơn 80 chiến đấu cơ F-16, đã tuyên bố rằng họ sẽ tài trợ cho một hợp đồng tư nhân giữa một công ty bảo dưỡng dân sự và Không quân Ukraine.

“Chúng tôi hỗ trợ chính phủ Ukraine về mặt tài chính để thực hiện các hợp đồng với các đối tác tư nhân để xem liệu họ có thể duy trì hoạt động của máy bay trong tương lai hay không”, Tướng Onno Eichelsheim, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan cho biết hôm 28/8.

Tờ WSJ lưu ý rằng trước đây Ukraine từng gặp khó khăn trong việc bảo dưỡng các vũ khí khác do Mỹ cung cấp, như xe tăng Abrams M1 phải được vận chuyển ra nước ngoài để sửa chữa. Cũng theo tờ báo này, một chiếc F-16 cần “nhiều giờ phục vụ cho mỗi giờ bay”, với hàng chục nhân viên hỗ trợ phục vụ cho mỗi chuyến bay.

Đầu tuần này, Kiev đã xác nhận mất chiếc F-16 đầu tiên khiến phi công thiệt mạng. Truyền thông Ukraine cho biết các nhà điều tra đang xem xét những nguyên nhân có thể dẫn đến vụ tai nạn gồm các vấn đề kỹ thuật và lỗi của phi công. Tuy nhiên, nghị sĩ Mariana Bezuglaya của Ukaine tuyên bố rằng chiếc F-16 này đã bị một trong những hệ thống phòng không Patriot do Mỹ tài trợ cho Ukraine bắn nhầm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay lập tức đã sa thải Tư lệnh Không quân - Tướng Mykola Oleshchuck sau vụ rơi tiêm kích.

Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc sử dụng F-16 trong cuộc xung đột sẽ khiến chúng trở thành “mục tiêu hợp pháp” đối với các lực lượng Nga. Ông đồng thời cảnh báo rằng những chiếc máy bay này sẽ bị tấn công ngay cả tại các sân bay bên trong các quốc gia NATO nếu chúng xuất kích từ đó để tấn công lãnh thổ Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.