Máy tính sinh học đầu tiên chạy bằng tế bào não sống

Một công ty khởi nghiệp tại Australia đã cho ra mắt chiếc máy tính sinh học thương mại đầu tiên trên thế giới chạy bằng tế bào não sống.

Máy tính CL1 do Cortical Labs có trụ sở tại Melbourne phát triển, kết hợp các tế bào thần kinh có nguồn gốc từ tế bào gốc của con người với silicon, để tạo ra một loại AI mới được gọi là “Trí tuệ sinh học tổng hợp” (SBI), có khả năng học hỏi và thích nghi nhanh hơn AI dựa trên silicon thông thường, trong khi tiêu thụ ít năng lượng hơn đáng kể.

Tiến sĩ Hon Weng Chong, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Cortical Labs cho biết: “Không giống như sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo, chúng tôi phát triển các tế bào thần kinh sinh học thực sự thành mạng lưới trên chip máy tính. Chúng tôi lấy máu hoặc da để biến đổi chúng thành tế bào gốc và từ tế bào gốc thành tế bào não hoặc tế bào thần kinh mà sau đó chúng tôi sử dụng cho các công việc tính toán và trí tuệ”.

Các nơ-ron thần kinh phát triển trên một con chip silicon với các tiếp điểm điện nhỏ kết nối chúng với phần cứng kỹ thuật số. Cortical Labs cho biết, CL1 có thể cách mạng hóa hoạt động nghiên cứu khoa học sự sống, khám phá và thử nghiệm thuốc, phát hiện bệnh sớm và đẩy nhanh quá trình phát triển y học cá nhân hóa.

“Với loại công nghệ này, chúng tôi có khả năng nuôi cấy tế bào thần kinh lấy từ những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ hoặc động kinh, thử nghiệm các hợp chất và thuốc sau đó sẽ được cá nhân hóa và điều chỉnh cho phù hợp với bệnh nhân đó”, Tiến sĩ Hon Weng Chong chia sẻ thêm.

Thiết bị này có hệ thống hỗ trợ sự sống nhân tạo để giữ cho các tế bào khỏe mạnh, bao gồm máy bơm thay cho tim, bể chứa thức ăn, bộ lọc thay cho thận và hệ thống quản lý khí oxy, CO2 và chất thải.

Các thiết bị của CL1 sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng và có thể được giao hàng vào cuối năm nay. Ngoài ra, Cortical Labs cũng cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng truy cập và sử dụng CL1 từ xa thông qua đám mây để xây dựng các ứng dụng, thay vì mua toàn bộ chiếc máy tính sinh học này.

Dù Cortical Labs đặt nhiều kỳ vọng vào CL1, nhiều người đã đặt ra vấn đề về tính nhân đạo khi chiếc máy tính này sử dụng tế bào não người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Không ít người còn bày tỏ sự lo ngại rằng, việc sử dụng những bộ xử lý quá hiện đại và vượt trội để xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể giúp AI vượt qua được tầm kiểm soát của con người, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.

Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị khu công nghệ cao giúp TP. HCM tăng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển cho khu vực tư nhân.