Mãn nhãn màn 3D mapping tại lễ hội đền Hai Bà Trưng

Chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng đặc sắc với chủ đề "Âm vang Mê Linh" sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại, được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh, đã gây ấn tượng mạnh với người dân Mê Linh và du khách thập phương khi theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng.
Tối 15/2 (mùng 6 tháng Giêng âm lịch), Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024 tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) mang đến những ấn tượng bất ngờ dành cho người dân Mê Linh và du khách thập phương bởi cách dàn dựng và thể hiện các nội dung lịch sử đầy tự hào của dân tộc.
Điểm nhấn của chương trình khai mạc lễ hội chính là chương trình nghệ thuật trình diễn âm thanh, ánh sáng đặc sắc với chủ đề "Âm vang Mê Linh".
Đây là chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa, giành lại nền độc lập dân tộc vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên.

Chương trình nghệ thuật đặc sắc kể lại câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại, mới mẻ với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kĩ xảo ánh sáng, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…
NSƯT Thanh Thanh Hiền thể hiện ca khúc "Thiếu nữ Mê Linh".
Sân khấu liên tục thay đổi bối cảnh, giúp tái hiện sống động những khung cảnh đời sống của nhân dân Âu Lạc xưa (thời kỳ Hai Bà Trưng), hay nỗi kinh hoàng trước cảnh nước mất, nhà tan khi quân giặc đô hộ, cướp bóc, giày xéo nhân dân, cảnh rừng thiêng nước độc khi nhân dân phải đi tìm các sản vật cống tế...
hay khí thế hừng hực trong lời kêu gọi chiêu mộ nghĩa binh hội tụ, tế cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng...
Chương trình "Âm vang Mê Linh" có sự kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai, là chủ đề gợi nhiều sự liên tưởng, dễ dàng truyền tải nhiều thông điệp nội dung, đưa khán giả đến gần với lịch sử thời Hai Bà Trưng một cách tinh tế, thực cảnh, hấp dẫn và hiệu quả.
Để phục vụ nhu cầu theo dõi của nhân dân, UBND huyện Mê Linh đã lắp đặt 3 cụm màn hình led cỡ lớn ngoài trời, bố trí tại các địa điểm hợp lý.
Chương trình nghệ thuật "Âm vang Mê Linh" được kỳ vọng trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo; mang tính giáo dục trải nghiệm sâu sắc cho học sinh tại các trường học tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, ý chí tự lực tự cường của dân tộc; góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Mê Linh, tương xứng với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống của huyện và xứng đáng là "điểm đến du lịch".
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.