Luật Nhà giáo phải được người thầy thực sự đón nhận
Phát biểu tại cuộc thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội Hà Nội về Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư đã gửi lời chúc mừng đến các thầy cô giáo nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Người đứng đầu Đảng bày tỏ vị trí của giáo dục đào tạo có ý nghĩa chiến lược trong công tác chiến lược. Trong công tác cán bộ, vấn đề đào tạo cán bộ là rất quan trọng và nói đến đào tạo thì phải có thầy. “Đây là đột phá quốc gia và trọng tâm giáo dục”, Tổng Bí thư nói và cho rằng muốn giáo dục phát triển đầu tiên thì phải có thầy, có trường. Khi xác định vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo, thì trong đó người thầy là chủ thể chính.
Thứ hai, theo Tổng Bí thư, đã nói đến thầy thì phải có trò. Luật Nhà giáo phải giải quyết thật tốt mối tương quan giữa thầy và trò. Chính sách phổ cập giáo dục thì tất cả các cháu đến tuổi đều phải được đến trường, tiến tới Nhà nước phải nuôi các cháu đi học. “Bây giờ thiếu trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào. Cái gì là thiếu ở đây thì phải giải quyết. Đã có thầy, có trò thì phải có trường, không thể quy hoạch hay quản lý như thế nào mà không có trường, chính sách phổ cập giáo dục các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện”, Tổng Bí thư nói và cho rằng không thể thiếu giáo viên lại bảo thiếu biên chế, chưa kể vùng sâu vùng xa có những chính sách rất đặc biệt. Do vậy, luật cần bao quát nhiều chính sách giáo dục.
Theo Tổng Bí thư, cần phải xác định người thầy phải là nhà khoa học, xem xét mối quan hệ giữa thầy giáo và nhà khoa học như thế nào trong luật này. Đồng thời phải xem xét mối quan hệ giữa nhà khoa học, giữa trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp, Nhà nước. “Đòi hỏi của nhà khoa học với người thầy rất lớn, không thể đứng lại được, khoa học, tri thức có dừng lại đâu. Phải mang được những tâm thế đó, người thầy phải là nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu”, Tổng Bí thư nói.
Người đứng đầu Đảng đặt vấn đề khi đất nước hội nhập thì người thầy cần hội nhập như thế nào. Chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục thì thầy giáo phải có trình độ tiếng Anh thế nào. “Nếu bây giờ không có thầy tiếng Anh thì làm sao có trò tiếng Anh. Thầy dạy Toán, dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ riêng thầy dạy Ngoại ngữ. Các chính sách đó phải được thể hiện trong luật, phải có những yêu cầu cụ thể”, Tổng Bí thư nêu vấn đề.
Về chính sách về học tập suốt đời, theo Tổng Bí thư đặt vấn đề tuổi nghỉ hưu của thầy cô giáo, bởi nếu thầy cô nghỉ hưu không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn cho giáo dục, trong khi chính sách mở rộng là học tập suốt đời. “Trò rất già thì cũng phải có thầy rất già. Những thầy lớn tuổi lại có uy tín, nhưng đến tuổi thì nói do Luật Giáo dục tôi hết tuổi, tôi không còn là nhà giáo nữa. Rõ ràng như vậy sẽ khó khăn, trong khi chúng ta đang huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy”, Tổng Bí thư phân tích.
Nhắc đến giáo dục ở miền núi, Tổng Bí thư cho rằng, thầy giáo dạy học ở miền núi cũng phải được coi là môi trường đặc biệt. Bởi thầy không những dỗ dành học sinh đến trường, mà còn phải nuôi các cháu đi học, phải động viên, phải hy sinh. “Tôi đi miền núi thấy rất khó khăn, các cháu đi học 20-30 cây số làm sao đi hàng ngày được, trường nội trú không có. Trò không có nơi học tập, sinh hoạt, thầy càng không, thế làm sao được. Cô giáo lên trường miền núi không có thanh niên nào, chỉ có công an và bộ đội biên phòng, lấy chồng thế nào, cả tuổi thanh xuân ở đấy thế nào. Bộ đội biên phòng, công an xã cũng không có nhà công vụ, ai giải quyết vấn đề này. Mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Giáo viên ở đó 5-10 năm phải có chỗ ở”, Tổng Bí thư chia sẻ và cho rằng cần có chính sách khuyến khích đối với vùng trũng về giáo dục và đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực.
Người đứng đầu Đảng mong muốn rằng, Luật Nhà giáo ra đời sẽ được nhiều thầy cô giáo đón nhận thực sự phấn khởi, thực sự cảm thấy được tôn vinh và được điều kiện thuận lợi. Không thể để luật ra đời, thầy lại thấy khó khăn hơn. “Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, bởi người thầy là đầu tàu cho giáo dục", Tổng Bí thư nói.
Các lực lượng thuộc Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi.
Sáng 20/11, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm đại án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, cùng nhiều tổ chức liên quan.
Những tháng cuối năm, hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản thường gia tăng với diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Trước tình hình này, Công an Thành phố Hà Nội đã đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống, tránh thiệt hại về tài sản và đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.
Hôm nay, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper và Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ, Đại tướng Kevin B. Schneider đã cùng Tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam (ADAF), Trung tướng Nguyễn Văn Hiền tham gia lễ bàn giao máy bay huấn luyện T-6C.
Giao thông thông minh đã mang lại rất nhiều tiện ích và trải nghiệm di chuyển. Hiện nay, Hà Nội đã áp dụng nhiều ứng dụng số trong giao thông thông minh làm thay đổi cách mà người dân tham gia giao thông mỗi ngày.
Sáng 20/11, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm thanh thiếu niên, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy đi thành hàng ngang trên đường Nguyễn Trãi.
0