Luật Đường sắt (sửa đổi) cần định hướng 50-100 năm
Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
Theo báo cáo tại cuộc họp, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 Chương, 74 Điều, đã giảm 2 chương và 11 điều so với Luật Đường sắt 2017.
Qua thảo luận, lãnh đạo một số bộ, ngành cho rằng, dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh, rà soát, tránh chồng chéo với các luật liên quan khi xử lý khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đường sắt. Bên cạnh đó, dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc và sẽ chi tiết hóa trong các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư, cũng như bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch đường sắt với quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, dự thảo Luật phải xác định những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm, dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật. Qua đó, công tác quản lý đường sắt phải thay đổi toàn diện, tiên tiến và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường sắt ở hiện tại và tương lai.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật cần tiếp cận, tham khảo kinh nghiệm về phương thức đầu tư, công nghệ, quản lý từ các quốc gia đã phát triển đường sắt hàng trăm năm hoặc hình thành mạng lưới đường sắt tốc độ cao chỉ trong vài chục năm.
Đồng thời, Dự thảo Luật cần bao quát, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách về đường sắt đang được xây dựng, triển khai nhằm phục vụ hiệu quả và an toàn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Cùng với đó, Luật sửa đổi cũng phải xác định rõ phạm vi, nội hàm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng từ khâu lập chiến lược, quy hoạch đến xây dựng, vận hành, quản lý hạ tầng, phương tiện, duy tu, bảo dưỡng… phân định với những vướng mắc chung liên quan đến thu hút đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến vốn, đất đai đã được quy định, điều chỉnh trong các luật, văn bản pháp luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, cần làm rõ lĩnh vực nào quản lý thống nhất trên phạm vi quốc gia, vấn đề nào phân cấp cho địa phương; cũng như bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt quốc gia kết nối với quốc tế, kết nối giữa các địa phương với phương thức vận tải khác và "chỉ rõ vai trò" của Chính phủ, bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp.
-
Giải pháp tăng hiệu quả, tránh chồng chéo sau sáp nhập
-
Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam quản lý an toàn đường sắt
-
Phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
-
Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
-
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung luật BHYT


Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các công việc, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ.
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội ngày 13/5 đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với hai cán bộ công an để điều tra sai phạm.
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định ngày 13/5 đã tuyên án 5 bị cáo trong vụ án “nhận hối lộ” và “đưa hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 77-04D, thuộc Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Bình Định, với tổng mức gần 12 năm tù.
Qua hai năm, các bộ, ngành, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ, xử lý gần 260.000 nghìn vụ gian lận thương mại, thuế; khởi tố hình sự 5.000 vụ với hơn 7.000 đối tượng.
Các đại biểu đề nghị thống nhất, dữ liệu cá nhân được sử dụng để chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu phát triển, cần bảo đảm không xâm phạm đời tư cá nhân.
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, hàng loạt vụ va chạm, tai nạn đã xảy ra do người lái xe chủ quan khi đi đến nơi giao nhau, có những vụ đã để lại hậu quả đáng tiếc.
0