Lọc máu tuyến huyện giảm gánh nặng cho người bệnh

Lọc máu tại tuyến huyện, giảm tải cho bệnh viện tuyến trung ương đang là mục tiêu mà Hội Lọc máu Việt Nam hướng tới.

“Lọc máu tại tuyến huyện - giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh lọc máu” là chủ đề chương trình gặp gỡ bệnh nhân lọc máu vừa được Hội lọc máu Việt Nam phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh tổ chức nhân kỷ niệm 52 năm ngày  lọc máu đầu tiên của Việt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng 41.000 người bệnh đang thực hiện lọc máu chu kỳ, một tuần từ 2 - 3 lần để duy trì cuộc sống.

Lọc máu tại tuyến huyện, giảm tải cho bệnh viện tuyến trung ương đang là mục tiêu mà Hội Lọc máu Việt Nam hướng tới.

Là một trong những đơn vị tuyến huyện triển khai kỹ thuật lọc máu chu kỳ từ tháng 1/2022, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh hiện có 10 máy chạy thận nhân tạo, phục vụ điều trị cho gần 50 bệnh nhân suy thận mạn tính trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Lọc máu tuyến Hyện giảm gánh nặng cho người bệnh

Sau gần 3 năm áp dụng kỹ thuật lọc máu, bệnh viện đã mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối duy trì cuộc sống, kiểm soát tốt về bệnh lý và giảm các biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong.

Việc đưa kỹ thuật lọc máu chu kỳ về thực hiện tại tuyến huyện là cơ hội để những bệnh nhân suy thận mạn tính có điều kiện khám, chữa bệnh gần nhà, đặc biệt là giảm chi phí. Đây là bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng thành tựu y học hiện đại vào hoạt động điều trị tại tuyến y tế cơ sở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.

TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.