Loạt dự án khủng từng 'gây choáng' của Vạn Thịnh Phát

Trong quá trình điều tra, xử lý vụ đại án Vạn Thịnh Phát,cơ quan điều tra đã kê biên hàng chục ngàn bất động sản của tập đoàn này trên toàn quốc. Trong đó có nhiều bất động sản có giá trị lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng nằm ngay tại những vị trí siêu đắc địa ở TP. Hồ Chí Minh. Theo kết luận của Bộ Công an, "phù thủy" Trương Mỹ Lan đã dùng những dự án này để nâng khống, làm tài sản thế chấp hòng "rút ruột" ngân hàng.

Những dự án gắn liền với tên tuổi của tập đoàn Vạn Thịnh Phát từng khiến cho thị trường địa ốc xôn xao, choáng váng bởi tính bất ngờ, số vốn đầu tư lớn và giá trị thực của nó.

Đầu tiên phải kể đến Thuận Kiều Plaza. Được xây dựng trên diện tích 10.000m2, tọa lạc tại khu đất đắc địa của quận 5, TP.HCM gồm ba tháp, mỗi tháp 33 tầng trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác, từng được xem là biểu tượng cho sự phát triển của thị trường bất động sản TP.HCM. Thế nhưng trái với kỳ vọng, tòa nhà sau khi hoàn thiện lại không thể hoạt động như ý, vì thiết kế được cho là không phù hợp và những đồn đoán về phong thủy. Đến năm 2015, một công ty con của Vạn Thịnh Phát là CTCP An Đông mua lại Thuận Kiều Plaza và được đổi tên thành The Garden Mall. Hiện nay khối đế của tòa nhà đã trở thành trung tâm thuơng mại nhưng hoạt động kinh doanh trầm lắng, các căn hộ phía trên gần như không có người ở.

Thuận Kiều Plaza không thể hoạt động như ý vì thiết kế và những đồn đoán về phong thủy

Năm 2016, siêu dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị Saigon Peninsula được Vạn Thịnh Phát công bố trị giá 6 tỷ USD, ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển dự án. Theo quy hoạch, khu đất này gồm có căn hộ cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao, cảng tàu khách quốc tế…tuy nhiên đến nay dự án bất động sản này vẫn “án binh bất động”.

Dự án Mũi Đèn Đỏ được Vạn Thịnh Phát công bố trị giá 6 tỷ USD vẫn “án binh bất động”.

Cũng trong năm này, thị trường địa ốc lại chú ý tới Vạn Thịnh Phát khi tập đoàn này rót 35 triệu USD mua căn biệt thự Pháp cổ 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP.HCM) với diện tích rộng gần 3.000 m2. Nhưng sau đó lại không có động thái của việc xây dựng sửa chữa. Hiện tại, căn biệt thự này vẫn kín cổng, không ghi nhận có hoạt động nào bên trong. Phía bên ngoài, nhiều người bán hàng rong tụ tập, buôn bán nhộn nhịp.

Căn biệt thự Pháp cổ ba mặt tiền đắc địa được Vạn Thịnh Phát mua rồi để không

Gần một ki-lô-mét phố đi bộ Nguyễn Huệ, từ UBND TP.HCM đến bến Bạch Đằng, có thể  coi là vị trí BĐS đắt đỏ bậc nhất cả nước nhưng Vạn Thịnh Phát đã nắm trong tay 5 dự án và chiếm gần 1/3 diện tích các dự án trên con đường tỷ đô này. Điển hình là Time Square, Union Square, khách sạn Duxton, VTP Office Building.... Toà nhà Time Square là khách sạn 6 sao đầu tiên ở TP.HCM, cũng là tòa nhà cao thứ 6 Việt Nam. Union Square là dự án đình đám khiến Vạn Thịnh Phát được dư luận chú ý bởi được cho là có liên quan đến nhóm cổ đông bỏ ra số 10.000 tỷ để mua lại tòa Vincom centre A rồi đổi tên thành Unicon Square.

Một trong những BĐS của Vạn Thịnh Phát trên con đường tỷ đô trung tâm TP.HCM

Ngoài ra, theo lời khai của các bị can, số tiền rút ra từ SCB được đầu tư vào một số dự án bất động sản trên một số quận, huyện TPHCM, điển hình như khu dân cư Bonville, khu dân cư Sterling Residence,.. ở khu đô thị mới Nam thành phố. Hiện các dự án này đang trong tình trạng đắp chiếu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cần được hoàn thành trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt trong quá trình thực hiện tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao 554,3m² đất tại xã Mỹ Xuyên cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất.

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.