Kiểm tra công tác phổ cập giáo dục các cấp

Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã về kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học tại Quận Ba Đình.
Đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT do bà Trần Thị Thu Hà, Chủ tịch Công đoàn ngành GDĐT làm trưởng đoàn. Đoàn đã chia thành 04 nhóm thực hiện kiểm tra hồ sơ, sổ sách về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học của các phường trên địa bàn Quận.
Hồ sơ của các phường được sắp xếp khoa học để đón đoàn.
Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Quận cũng như các phường và những thay đổi tích cực trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù của Phòng GDĐT cùng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Ba Đình.
Bên cạnh đó, trưởng đoàn kiểm tra đánh giá cao các đơn vị đã bám sát Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, điều tra chính xác và có độ tin cậy khi so sánh số liệu tại các biểu bảng khớp với thực tế.
Đoàn kiểm tra hồ sơ cấp mầm non đối với phường Trúc Bạch, Đội Cấn, Thành Công.

Đoàn kiểm tra cũng kiến nghị một số nội dung nhằm nâng cao hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như: Cần liên tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện và bảo quản các hồ sơ, báo cáo; Có kế hoạch sắp xếp giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 4 theo chương trình GDPT2018; Thống kê số lượng người khuyết tật để phổ cập giáo dục; sự vào cuộc của Trung tâm giáo dục thường xuyên dạy xóa mù chữ.

Bà Phạm Thị Diễm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (Trưởng ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ quận) đã gửi lời cảm ơn tới đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội. Tiếp thu những ý kiến đánh giá, chỉ đạo, định hướng và tiếp tục phối hợp với Phòng GDĐT để thực hiện tốt hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trên toàn Quận.
Kết luận kết quả kiểm tra phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2022, Quận Ba Đình đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục 14/14 phường, trong đó đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làm thế nào để bảo vệ những nhà giáo chân chính, giữ gìn sự tôn trọng của xã hội với nghề giáo trong bối cảnh hiện nay? Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.

Quy định mới về dạy thêm, học thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nâng cao ý thức của giáo viên để nói "không" với dạy thêm trái quy định.

Cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 dành cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội.

Hà Nội đang quyết liệt thực hiện chủ trương không dạy thêm, học thêm trên diện rộng. Thay đổi này tạo ra những tác động lớn không chỉ đối với học sinh, giáo viên mà còn đối với phụ huynh. Nhiều gia đình đã tìm cách hỗ trợ con tại nhà, đồng hành cùng con trong học tập, điều chỉnh lịch sinh hoạt.

Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh công lập trên cả nước từ năm học 2025 - 2026. Ngay lập tức, chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội và phụ huynh, học sinh.

Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng thành phố Hà Nội lần thứ 21 năm 2025 vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phát động.