Kí ức mùa Trung thu
Trung thu hôm Rằm vẫn tròn trăng, trẻ trung như không tuổi. Và đó là một cái Tết mang đậm tính nhân văn sâu sắc - Tết đoàn viên, một nét văn hóa độc đáo được trao truyền, gìn giữ trong từng nếp nhà. Ngay cả trong thời đại xã hội số, nét đẹp văn hóa Trung thu vẫn được gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị.
Thiêng liêng, đậm nét văn hóa, lòng người hào hứng, Tết Trung thu xưa và nay luôn mang lại sự háo hức, phấn chấn. Từ nông thôn đến thị thành, mọi người đều bận rộn chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, rồi hào hứng phá cỗ dưới ánh trăng trong lành. Ông, bà, cha, mẹ động viên con, cháu học hành chăm ngoan, biết hiếu kính, gìn giữ gia đạo.

Xưa, các gia đình quây quần bên mâm cỗ giữa sân nhà. Vừa phá cỗ, vừa trông trăng và kể chuyện cổ tích. Nay, không phải gia đình nào cũng có điều kiện trải chiếu giữa sân nhà để trông trăng, phá cỗ. Nhất là ở các khu chung cư, quen với dịch vụ sẵn có nên mọi người chọn cách đoàn tụ vui vẻ quanh bàn ăn trong nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Ngắm trăng trên màn hình, chia sẻ cỗ Trung thu với bạn bè qua mạng xã hội và nói chuyện Trung thu của nhiều năm trước. Để các con có một ngày tết đoàn viên đáng nhớ, năm nào gia đình chị Lan cũng tổ chức phá cỗ trung thu, cả gia đình cùng quay quần, gìn giữu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Lan, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai chia sẻ: "Ở lứa tuổi như chúng tôi nhưng mỗi dịp Trung thu vẫn rất háo hức. Ngày xưa, các loại đồ chơi rất là thiếu thốn. Trung thu chỉ có những đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, bánh nướng, bánh dẻo... Ngày nay, ở gia đình tôi cũng rất muốn tái hiện lại mâm cỗ Trung thu ngày xưa".

Trung thu vẫn sáng ánh trăng rằm, tròn vành vạnh một nét đẹp trẻ trung thương mến. Cho dù đèn điện thay ánh sao trời, thì Tết Trung thu vẫn háo hức từ lòng người, luôn là dịp để con cháu thể hiện sự hiếu kính với ông bà, cha mẹ; đồng thời nhắc nhớ các bậc sinh thành dù bận rộn đến mấy cũng không thể xao nhãng trách nhiệm với con trẻ.
Do ảnh hưởng của bão lũ, mùa Trung thu năm nay có thể đơn giản, tiết kiệm hơn nhưng vẫn đong đầy hạnh phúc, tràn ngập những điều ý nghĩa, nhân văn.


HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
0