Không gian ngày thơ Việt Nam tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 có chủ đề “Bản hòa âm đất nước” diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong hai ngày 23 và 24/2 (tức 14 và 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024) mang đến cho công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca của dân tộc, giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, những tác phẩm viết về thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam.

Người yêu thơ có thể đến Hoàng Thành Thăng Long để tham quan Nhà ký ức, Đường thơ, tham gia trò chơi đố thơ, các buổi giao lưu của một số câu lạc bộ thơ trong các Quán thơ … Điểm nhấn trong các không gian này là Nhà Ký ức – nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Trong đó, có những bản thảo viết tay tại chiến trường vẫn được nâng niu gìn giữ đến hôm nay. Vào ngày mai - ngày Rằm tháng Giêng là chính hội của Ngày thơ Việt Nam sẽ có hai hoạt động chính: tọa đàm về bản lĩnh và bản sắc nhà thơ và buổi tối với đêm thơ “Bản hòa âm đất nước”.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại 'Không gian ngày thơ Việt Nam'

Đêm thơ có sự tham gia của các nhà thơ - bài thơ của các dân tộc: Tày, Mường, Thái, Dao, Pa Dí, Khmer, Hoa, Chăm… mang đến công chúng những di sản trong kho tàng thi ca 54 dân tộc Việt Nam và những tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ dân tộc. Các hoạt động của  Ngày thơ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn miễn phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với phong cách kết hợp giữa sáng tác phương Tây và hồn cốt văn hóa dân tộc, họa sĩ Nguyễn Hữu Xim đã mang đến cho công chúng yêu mỹ thuật một không gian hội họa mang đậm dấu ấn của cả một đời sáng tạo, cống hiến cho nghệ thuật.

Các thư viện mini trong cộng đồng không chỉ giúp nâng cao văn hóa đọc, trang bị kiến thức, kỹ năng sống và văn hóa lịch sử cho cộng đồng, mà còn lồng ghép hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Lùng Cúng, bản xa nhất của xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi đẹp, đặc biệt là sắc hồng của hoa đào vào mỗi dịp đầu xuân mới.

Thư viện Hà Nội, kho sách đồ sộ, được xây dựng trở thành tổ hợp không gian văn hóa hiện đại, nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Thủ đô.

Giữa những tòa chung cư cao tầng, công viên Nhật Bản là không gian có một không hai với cây xanh và cảnh quan, kiến trúc độc đáo, hấp dẫn bất cứ du khách nào khi bước chân đến.

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.