Khơi thông điểm nghẽn, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

Khơi thông điểm nghẽn, ách tắc, nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả" là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, vào sáng 15/7.

Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đã xác định cải cách hành chính là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược, xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. 

Quan điểm cải các hành chính là phải luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm; triển khai đồng bộ với cải cách lập pháp, tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch Hà Minh Hải dự tại điểm cầu Hà Nội.

Tham luận tại điểm cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong đó, TP. Hà Nội đã hợp nhất ba Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo Đề án 06 để thống nhất trong chỉ đạo, tránh sự giao thoa và chồng chéo giữa các ban chỉ đạo.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, trên cơ sở phân cấp, ủy quyền, năm 2023, Hà Nội tập trung rà soát toàn bộ chức năng, nhiệm vụ. Đến nay, sau 6 tháng, chức năng nhiệm vụ của 21 sở, ngành đã được ban hành mới phù hợp với thực tiễn và phù hợp với phân cấp ủy quyền. 

Cũng trên cơ sở rà soát, phân cấp, ủy quyền chức danh nhiệm vụ, Hà Nội đã xác định vị trí việc làm của toàn bộ thành phố và các cấp. Dựa vào vị trí việc làm và việc ban hành Luật Thủ đô, tới đây, Hà Nội sẽ xác định định biên phù hợp với quy mô của Thủ đô.

Kiến nghị Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng cần có tiêu chí thống nhất về chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến một phần và dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhằm đánh giá đúng nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong vấn đề số hóa dịch vụ công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Hình thức vận động bầu cử sẽ gồm cả trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến giúp tăng cường sự tương tác giữa người ứng cử và cử tri, đồng thời kịp thời ứng phó nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh, tình huống đột xuất trong thời gian tổ chức bầu cử.

Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; trong đó có nội dung về hình thức vận động bầu cử vào sáng 12/5.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Tỉnh ủy Hậu Giang, Tỉnh ủy Sóc Trăng trong ngày 11/5 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt tri ân các nhân sĩ, trí thức và chuyên gia Nga từng có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam vào ngày 11/5 theo giờ địa phương, tại thủ đô Moscow.

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5/2025), Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp. Trong sáng nay 12/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình về việc rút ngắn khoảng ba tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026