Hoàn thành đưa nước sông Hồng về sông Tô Lịch trong tháng 9/2025 | Hà Nội tin mỗi chiều
Trên cơ sở đề nghị của thành phố Hà Nội về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có ý kiến về những việc thành phố cần triển khai, trong đó nêu rõ: Việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Theo ý kiến của Phó Thủ tướng, việc chuyển nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch cần được thực hiện đồng thời với rà soát quy hoạch có liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc theo các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên sông, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.
Như vậy, thành phố Hà Nội cần thực hiện cả những việc khẩn cấp trước mắt (bổ cập nước sông Tô Lịch) và lâu dài mang tính chỉnh trang đô thị dọc theo dòng sông này, để không chỉ hồi sinh sông Tô Lịch mà còn phát huy được hiệu quả của quá trình cải tạo, đưa Tô Lịch trở thành một điểm đến về văn hóa, môi trường của Thủ đô.
Ngày 5/2, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh về phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất phương án lấy nước từ hồ Tây bổ cập cho sông Tô Lịch, thông qua hệ thống cửa điều tiết hồ Tây A - cống Đõ - mương Thụy Khuê khi cần thiết, nhằm duy trì mực nước sông Tô Lịch. Dự kiến công việc này sẽ hoàn thành trong tháng 8.
Để đảm bảo mực nước hồ Tây không bị ảnh hưởng khi bổ cập cho sông Tô Lịch, quận Tây Hồ được giao nghiên cứu phương án bổ sung nước trở lại hồ. Theo đó, nguồn nước bổ sung sẽ lấy từ sông Hồng và nước sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây. Trước khi đưa vào hồ Tây, nguồn nước này sẽ được dẫn về hồ Sen - đóng vai trò hồ lắng trung gian - nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của hồ Tây.
Thưc tế, với nhiều đô thị trên thế giới, những dòng sông, dòng suối đã trở thành linh hồn, là mạch nguồn của sự sống, tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã “bức tử” những dòng sông, dòng suối tự nhiên này.
Để hồi sinh những dòng sông, dòng suối đã bị "bức tử", chính quyền ở một số quốc gia đã rất nỗ lực thực hiện các biện pháp tổng thể, từ hệ thống pháp luật đến xây dựng hệ thống quản lý, điều phối rác thải, xử lý nước thải tiên tiến.
Dù sông Tô Lịch có nhiều điểm khác so với dòng suối Cheonggyecheon chảy ra sông Jungnangcheon ở thủ đô Seoul, nhưng quá trình hồi sinh một dòng suối chết của người Hàn Quốc có thể mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm tham khảo.
Việc cải tạo suối Cheonggyecheon được chính quyền thủ đô Seoul thực hiện rất thành công trong thời gian thần tốc 27 tháng (từ 1/7/2003 - 30/9/2005), đưa dòng nước đen ngòm nơi con suối đã bị bê tông hóa trở thành một dải xanh mát giữa đô thị và là điểm tham quan, sinh hoạt cộng đồng nổi tiếng. Dòng suối mỗi ngày tiếp đón khoảng 60.000 du khách đến tham quan vì vẻ đẹp xanh mát giữa những tòa nhà cao tầng.
Dự án khôi phục Cheonggyecheon sử dụng một hệ thống thực thi tam giác bao gồm ủy ban công dân, ban chỉ đạo dự án và một nhóm nghiên cứu. Mỗi bộ phận đều bao gồm các quan chức chính quyền, chuyên gia và người dân. Mô hình làm việc này được thiết kế để đồng thời thúc đẩy việc thực hiện dự án hiệu quả, thu thập ý kiến của công chúng và xây dựng quan hệ công chúng.
Trong dự án này, có 3 điểm mấu chốt mà chính quyền Hàn Quốc đưa ra:
Thứ nhất là quy hoạch đô thị và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Dòng suối này chỉ dài gần 6km, nhưng để hồi sinh nó thì không chỉ làm sạch dòng suối mà phải tái thiết khu vực đô thị có diện tích khá lớn xung quanh, phá bỏ đường cao tốc phía trên dòng suối, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tạo quỹ đất sạch để đầu tư phát triển. Chính quyền thủ đô Seoul đã cho di dời nhiều công trình cũ để có mặt bằng phát triển không gian công cộng hai bên dòng suối như nhà văn hóa, bảo tàng, trung tâm thương mại… Phần lớn diện tích quy hoạch được đấu giá để tạo nguồn thu, tái đầu tư vào dự án cải tạo Cheonggyecheon.
Thứ hai là xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom 100% nước thải, loại bỏ triệt để tình trạng nước thải sinh hoạt và sản xuất kinh doanh xả thải trực tiếp vào dòng suối.
Thứ ba, triển khai dự án bổ sung nước cho suối Cheonggyecheon, tương tự như dự án bổ cập nước sông Tô Lịch mà Hà Nội đang làm.
Vì Cheonggyecheon vốn là một thủy lộ đã bị san lấp từ lâu, không có nguồn nước mới, nên cần phải bơm vào 120.000 tấn nước mỗi ngày. Ngoài việc đầu tư trạm bơm để bổ sung 120.000 tấn nước/ngày từ sông Hàn vào dòng suối này, chính quyền thủ đô Seoul còn đầu tư thu gom 22.000 tấn nước/ngày từ hệ thống nước ngầm tại các ga tàu điện ngầm nằm gần Cheonggyecheon. Chính quyền Hàn Quốc cũng triển khai các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo Cheonggyecheon an toàn trong mùa lũ với các bờ kè kiên cố, có khả năng chịu được trận lũ lớn nhất với tần suất 200 năm một lần.
Các bài học chính rút ra từ dự án khôi phục Cheonggyecheon bao gồm: Một dự án trọng điểm, hàng đầu cần đóng vai trò dẫn dắt các nỗ lực tái tạo đô thị; các vấn đề về lãnh đạo chính trị; cam kết và năng lực kỹ thuật của tất cả các bên là rất quan trọng, cùng với tầm nhìn dài hạn; các kế hoạch hành động ngắn hạn cần được phát triển để bảo đảm thành công; một tổ chức thực hiện cần được xác định rõ ràng, phù hợp.
Qua kinh nghiệm này, với sông Tô Lịch hiện nay, các chuyên gia cho rằng, để dòng sông Tô Lịch thực sự hồi sinh, cần một giải pháp tổng thể, trong đó có việc cải thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị. Trong đó, bổ cập nước chỉ là một phần của bài toán. Điều quan trọng là phải giảm ô nhiễm ngay từ nguồn, có biện pháp nạo vét bùn đáy và xử lý nước trước khi đổ vào sông. Ngoài ra, vấn đề thoát nước khi thực hiện phương án bổ cập cũng cần phải được tính toán kĩ lưỡng ngay từ đầu, bởi, nếu không có hệ thống điều tiết hợp lý, lượng nước bổ sung có thể gây ảnh hưởng đến hạ tầng thoát nước chung của thành phố, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Trước mắt, để phương án bổ cập nước phát huy hiệu quả tối đa, Hà Nội cần có lộ trình rõ ràng, theo dõi sát sao tác động của dự án và có phương án điều chỉnh khi cần thiết. Việc lắng nghe ý kiến từ chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai. Bởi lẽ, không chỉ là một dòng sông, Tô Lịch còn là một phần ký ức và lịch sử của Thủ đô. Nếu được hồi sinh đúng cách, dòng sông này có thể trở thành biểu tượng mới của một Hà Nội xanh, sạch và bền vững trong tương lai.
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát/Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh”. Đã từng có một sông Tô như thế trong thi ca. Mong rằng, bằng sự chung tay, đồng lòng của chính quyền thành phố, các chuyên gia và người dân, dòng nước sông Tô Lịch lại xanh mát, hiền hoà trở lại.
“Trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào, đến ngày 2/9/2025, các đơn vị được giao nhiệm vụ phải tính toán, thực hiện đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch”, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh quyết tâm lớn để bắt đầu quá trình tiếp nước, hồi sinh sông Tô Lịch. Với sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo thành phố, các sở, ngành liên quan, chậm nhất đến ngày 2/9/2025, sông Tô Lịch sẽ đón nguồn nước sạch từ sông Hồng chảy vào.
-
Tổ chức lễ hội không tràn lan, lãng phí | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Bùa chú, phong thuỷ và những 'cú lừa' bạc tỷ! | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Hà Nội chuẩn bị xây cầu Ngọc Hồi | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Hà Nội đề xuất tăng mức phạt với 107 hành vi vi phạm luật giao thông | Hà Nội tin mỗi chiều
-
Mua vàng đầu năm: Lộc phát hay nỗi lo tài chính? | Hà Nội tin mỗi chiều


Việt Nam sẵn sàng phương án đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng; Trường đại học phải giải trình khi sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển; Cụ bà 104 tuổi ở Nghệ An đón hài cốt con trai liệt sĩ sau 50 năm chờ đợi; Người dân Myanmar mong ước sớm ổn định cuộc sống động đất;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Đoàn công tác TP. Hà Nội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại New Zealand và Australia; Phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân; Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hera trở thành giám đốc công ty Gold Shoes, giả vờ làm theo mọi việc mà mẹ con Jung Hô yêu cầu, lấy được lòng tin của họ. Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Số phận và sự giận dữ", phát sóng lúc 12h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Mời các bạn đón xem tập 22 của bộ phim "Thần Thám đại tài", phát sóng lúc 20h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Luôn đối chọi với nhau trong những lần giáp mặt, nhưng Vũ Phi lại bất ngờ xuất hiện bên cạnh Khánh Sinh với vai trò là cố vấn tài chính. Phải chăng cô đã thay đổi? Mời các bạn đón xem tập 8 của bộ phim "Vượt lên bão tố", phát sóng lúc 13h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Na Kơng gặp Chi Jong và muốn nuôi con của cô. Chê Úc tức giận khi biết Na Kơng đòi nuôi con của Chi Jong. Mời các bạn đón xem tập 3 của bộ phim "Lời hứa của tình yêu", phát sóng lúc 21h ngày 5/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
0