Hà Nội chuẩn bị xây cầu Ngọc Hồi | Hà Nội tin mỗi chiều
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Liệu dự án này có gì đặc biệt?
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.
Cùng với đó, Hà Nội kiến nghị chấp thuận chủ trương bố trí ngân sách Trung ương hỗ trợ tối thiểu 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần xây dựng cầu chính và đường đầu cầu, trong dự án tổng thể đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi.
Thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên sẽ chịu trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; đầu tư xây dựng đường song hành và phần còn lại của dự án.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 được đầu tư với quy mô đường trục chính đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/h. Toàn bộ tuyến chính là cầu trên cao, cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng lực. Tổng chiều dài phạm vi nghiên cứu của dự án khoảng 7,5 km, trong đó chiều dài tuyến phía Hà Nội khoảng 5,4 km; phía Hưng Yên khoảng 2,1 km. Chiều dài cầu chính vượt sông Hồng và cầu dẫn dài 7,2 km, chiều rộng 33m; đường đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300m, chiều rộng 60m.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.770 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội và ngân sách Trung ương. Dự án được chia thành 6 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu có tổng mức đầu tư lên tới 10.198 tỷ đồng.
Ngoài việc góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông cho cầu Thanh Trì, tạo thêm lựa chọn di chuyển cho người dân, đặc biệt là các tuyến đường ra vào thành phố, cầu Ngọc Hồi có thể coi như "cơn mưa rào" cho người dân Thủ đô và tỉnh Hưng Yên. Cây cầu còn là "bệ phóng" cho kinh tế - xã hội của vùng đất “nhãn lồng” nói riêng và Thủ đô ta nói chung.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi vị trí quy hoạch xây dựng cầu Ngọc Hồi là hàng loạt các đô thị lớn như: Vinhomes Ocean Park 2 (1,6 tỷ USD), Vinhomes Ocean Park 3 (1,4 tỷ USD), Khu đô thị Ecopark (10 tỷ USD). Đặc biệt, huyện Văn Giang, nơi tiếp giáp với cầu Ngọc Hồi, có diện tích hơn 7.000 ha và là vùng đất nông nghiệp lớn, đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự phát triển hạ tầng và các dự án đô thị. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên một hệ sinh thái phát triển đồng bộ, góp phần làm thay đổi diện mạo của hai địa phương trong thời gian tới.
Tuy nhiên, một dự án lớn luôn đi kèm với những thách thức. Bài toán giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư và tác động đến đời sống người dân là những vấn đề được đặt ra. Nhiều chuyên gia cho rằng, để dự án cầu Ngọc Hồi thực sự phát huy hiệu quả, Hà Nội cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ công tác quy hoạch, thi công đến việc đảm bảo cuộc sống cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.
Hơn 100 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố.
Hà Nội hiện có 9 cây cầu bắc qua sông Hồng, vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển của thành phố. Trong thời gian tới, Thành phố dự kiến sẽ xây 9 cây cầu mới bao gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên.
Thủ đô ta hiện đã là một đô thị lớn với nhiều tiềm năng và cơ hội, với định hướng phát triển mới, là thành phố hướng ra sông Hồng. Để hiện thực hóa ý tưởng này, Hà Nội cần nhiều hơn những cây cầu vượt sông, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong tương lai. Và chúng ta hãy cùng hi vọng, rồi đây những cây cầu sẽ được hoàn thành để đưa Thủ đô vươn mình cùng đất nước trong kỷ nguyên mới.


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số; Tổng thống Trump gửi tối hậu thư mới cho Hamas khi Mỹ tham gia đàm phán trực tiếp;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố; Sau ngày 30/3/2025, các nhà trọ không bảo đảm an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động; Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin 11h00 hôm nay.
Lễ đón Thủ tướng Kyrgyzstan thăm chính thức Việt Nam; Thanh thiếu niên dùng hung khí đi cướp; Ông Zelensky: Quan hệ với Mỹ diễn biến tích cực... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh tăng cường, sáng 6/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, gió Đông Bắc mạnh cấp 2 - cấp 3. Trời chuyển rét.
Nối tiếp truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", cựu chiến binh Nguyễn Văn Đạt sau khi xuất ngũ trở về địa phương không chỉ cống hiến cho gia đình, mà còn đóng góp cho cộng đồng bằng kiến thức y dược truyền thống.
Người nông dân đã chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, các loại nông sản từ Hà Nội có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị và thương hiệu sản phẩm cũng được khẳng định vững chắc.
0