Hoa ngâu hằn sâu ký ức
Khi ngắm kỹ loài hoa, ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của người phụ nữ trong câu ca dao xưa: "Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen"...
Người quê cho rằng, chẳng có làn hương gì cao quý như ngâu, đem tới sự thư thái, nhàn nhã và hướng thiện. Bởi thế mà các xóm làng đều trồng ngâu ven đường; đền, chùa trồng ngâu trong khuôn viên, nhà dân trồng ngâu trong sân vườn. Vào ngày rằm, mồng một, mùa Vu Lan… người dân lại hái hoa đặt lên đĩa, đong bát nước trong từ giếng sâu, bày biện ban thờ thắp nén tâm hương tưởng nhớ ông bà, cha mẹ.
Ngày tôi còn bé, vào những ngày tuần, bà ngoại thường hay mua hoa gói về thắp hương. Tôi nhớ mãi dáng bà chầm chậm, khoan thai mở gói hoa, một mùi hương dìu dịu tỏa ra. Nào là hoa thiên lý xanh ngọc, hoa ngâu lấm tấm vàng, hoa mẫu đơn, hoa mồng gà đỏ rực, hoa móng rồng vàng tươi... điểm thêm vài nhành hoa bưởi hay những bông huệ trắng muốt.
Mùa nào hoa nấy. Mỗi loại một bông thôi, mà thơm tinh khiết vô cùng. Bà bày vào đĩa, kính cẩn dâng lên ban thờ. Cả một không gian tâm linh phảng phất mùi hương của các loài hoa quyện với hương trầm ngan ngát thật an yên. Đĩa hoa của bà cứ được bày như thế, cho đến khi khô, vẫn thoảng mùi hương.
Thi thoảng mua được ít hoa ngâu, mẹ lại cho vài bông vào ấm trà mạn, mùi thơm rất thanh nhã, mát dịu, đem lại cảm giác thư thái. Hôm nào mua được nhiều, mẹ bảo chị tôi tách cành lấy bông rồi đem ướp chè để dành đến đông vụ.
So với hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu dùng ướp trà không thua kém về độ thơm ngon. Ngày đông, khi gió bấc vờn ngoài cửa sổ, cái lạnh trong phòng tê tái, pha một ấm trà ướp hoa ngâu, rót trà ra chén hạt mít mời bà, mời bố, hương thơm mang cả mùa hè vào căn phòng.
Ngoài công dụng cho việc ướp trà thì bà bảo hoa ngâu phơi khô cũng là loại thuốc quý rất tốt cho các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Hoa hái vào lúc đã chín vàng, phơi hay sấy khô để dành. Sau này đọc sách y học cổ truyền, tôi được biết hoa ngâu có vị cay ngọt, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát.
Mấy chục năm trôi qua, bà ngoại đã đi xa, các hàng hoa gói ở chợ xưa cũng không còn nhiều. Hôm nay, bất chợt gặp gánh hàng hoa có một bó ngâu nhỏ, tôi vội mua ngay. Nhìn thấy hoa, bao kỷ niệm thân thương lại quay về.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0