Hoa Mê Linh sẵn sàng cho Festival
Những ngày sắp diễn ra lễ hội, ngày nào chị Phương cũng ra vườn, miệt mài cắt tỉa, tạo dáng cho từng cây hoa. Hoa hồng - loài hoa chủ đạo của lễ hội - được chăm chút cẩn thận để mang đến vẻ đẹp hoàn hảo nhất.
"Vườn nhà tôi thì có rất nhiều mẫu hoa và dáng cây như dáng cây tim, dáng cây ô, 3 tầng. Quá trình mình chăm sóc cây rất là dài từ đầu năm cơ, chăm sóc cây rồi cắt tỉa, bón phân, như cây tầm này là bắt đầu đẹp rồi, đặt ở Festival là vừa tầm đẹp", chị Nguyễn Thị Phương, chủ nhà vườn Hải Phương, cho biết.
Hoa lan hồ điệp Mê Linh rất nổi tiếng. Nhà vườn Mê Linh F Farm năm nay trồng 80.000 cây lan hồ điệp với rất nhiều chủng loại, màu sắc khác nhau, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho thị trường hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Chị Nguyễn Thị Huyền, quản lý kỹ thuật vườn lan Mê Linh F Farm, nói: "Dòng Lan Hồ Điệp này rất đẹp và bền. Nếu như mọi năm thì sẽ xử lý muộn hơn để vào dịp Tết Nguyên Đán, nhưng mà được huyện thông báo là năm nay có festival thì mình sẽ xử lý sớm hơn để cho được nhiều màu hoa và nhiều mẫu mã hoa đẹp để cung cấp cho festival".
Lễ hội hoa là cơ hội quảng bá các loại hoa, sản phẩm từ hoa, cây cảnh, nghệ thuật sắp đặt, trang trí hoa cây cảnh của các nghệ nhân trồng hoa Mê Linh tới du khách. Đến thời điểm này, các hộ trồng hoa đã sẵn sàng cho Festival hoa.
"Huyện thì ngay từ đầu năm đã có kế hoạch chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân về việc tổ chức Festival hoa Mê Linh lần thứ 2. Các nhà vườn, các nghệ nhân làm hoa đã đặc biệt chú trọng khâu chăm sóc để có những bông hoa đẹp nhất cho mọi du khách được thưởng thức, góp phần nâng cao thương hiệu hoa Mê Linh", ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh, cho biết.
Là vùng trồng hoa lớn của Thủ đô Hà Nội, Festival hoa Mê Linh không chỉ quảng bá sản phẩm hoa cây cảnh mà còn kích cầu du lịch, thêm một điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách. Festival “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26-30/12.


Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
0