Hình thành các mô hình văn hóa gắn bó với đời sống

Chiều 4/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2023, phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất các phong trào xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết của quần chúng nhân dân; có giải pháp thực thi đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt, hình thành các mô hình, giá trị văn hóa gắn bó chặt chẽ với đời sống, sinh hoạt thường nhật.

Việc xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở cần có quy định, định mức, chỉ tiêu cụ thể giao cho cấp ủy, chính quyền các cấp, với trách nhiệm giám sát của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp. Trong đó, cơ chế, chính sách nguồn lực Nhà nước sẽ góp phần kích hoạt, tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia từng phong trào văn hóa.

Cần có cơ chế theo dõi, khảo sát, đánh giá, tổng hợp phong trào văn hóa trên cả nước, từ đó tổng kết, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nhân rộng mô hình xây dựng đời sống văn hóa phù hợp với đặc trưng, bản sắc ở từng địa bàn, vùng, miền. Cùng với đó là đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích, hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội trong tập hợp lực lượng, phát động và thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

Tại hội nghị, lãnh đạo một số bộ, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào; lựa chọn chủ đề, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024; bố trí nguồn lực phù hợp, kịp thời cho các hoạt động văn hóa. Các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất, trong năm 2024, cần tăng cường công tác phối hợp, thực hiện các giải pháp xây dựng, triển khai phong trào văn hóa đồng bộ, hiệu quả; kiên quyết đấu tranh với các hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa; tăng cường kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện phong trào tại địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.

Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.