Hàn Quốc chính thức bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Sáng nay (11/12), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun, người bị tạm giữ từ ngày 8/12, đã chính thức bị bắt giữ với cáo buộc nổi loạn liên quan việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật.

Theo AP, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun đã bị bắt giữ vào 11/12, giờ địa phương, vì bị cáo buộc có vai trò trong việc áp đặt thiết quân luật vào đêm 3/12, hiện đang được điều tra như một hành vi nổi loạn tiềm tàng.

Tòa án quận Seoul đã chấp thuận lệnh bắt giữ ông Kim, viện dẫn sự tham gia chính của ông vào cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực. Ông Kim Yong Huyn, một đồng minh thân cận của Tổng thống Yoon Suk Yeol, đã từ chức vào ngày 5/12 và bị giam giữ kể từ ngày 8/12.

Các công tố viên có 20 ngày để quyết định các cáo buộc, trong đó tội nổi loạn có mức án tối đa là tử hình.

Ông Kim bị cáo buộc đề xuất thiết quân luật với ông Yoon và triển khai quân đội để ngăn chặn các cuộc bỏ phiếu của Quốc hội, mặc dù các nhà lập pháp cuối cùng đã bác bỏ sắc lệnh.

Ông Kim tuyên bố vào tuần trước rằng ông "rất xin lỗi vì đã gây ra sự lo lắng và bất tiện đáng kể". Ông cho biết mọi trách nhiệm về việc áp đặt thiết quân luật hoàn toàn thuộc về ông và cầu xin sự khoan hồng cho những binh sĩ được triển khai để thực thi lệnh này, nói rằng họ chỉ tuân theo lệnh của ông.

Lệnh thiết quân luật, chỉ kéo dài sáu tiếng, đã gây ra các cuộc biểu tình rộng rãi và dẫn đến các cuộc điều tra hình sự đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol và các cộng sự của ông. Ông Yoon và 8 người khác đã bị cấm rời khỏi đất nước. Đây là lệnh cấm đi lại đầu tiên đối với một tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.