Hạn chế doanh nghiệp BĐS huy động vốn quá mức quy định
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó về dòng tiền, đồng thời phải đối diện với áp lực trả nợ lớn, đặc biệt là nợ trái phiếu đến hạn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong nửa cuối năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 140.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản (trị giá gần 59.000 tỉ đồng), tương đương 42%. Đây cũng là nhóm trái phiếu gặp áp lực trả nợ lớn nhất hiện nay.
TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho biết: “Riêng năm 2024, trên 100.000 tỷ vốn trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, đến hạn, chưa kể lượng trái phiếu doanh nghiệp; trong đó, khoảng 1/5 là do các doanh nghiệp bất động sản phát hành sẽ thanh toán trước hạn. Điều này sẽ tạo ra vấn đề về thiếu vốn trầm trọng cho các doanh nghiệp, dự án bất động sản”.
Nghị định số 96/2024/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản mới được Chính phủ ban hành đã quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần bảo đảm 3 điều:
- Thứ nhất, đáp ứng các tỉ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp; tuân thủ các quy định của pháp luật về tín dụng và pháp luật về trái phiếu doanh nghiệp.
- Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay tại tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện dự án bất động sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận làm chủ đầu tư thì phải đảm bảo tổng dư nợ vay tại tổ chức tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu phải có theo quy định đối với mỗi dự án không vượt quá 100% tổng vốn đầu tư của dự án đó.
- Thứ ba là tổng tỉ lệ dư nợ vay tại tổ chức tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện dự án không quá 4 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đối với mỗi dự án bất động sản có quy mô sử dụng đất dưới 20ha và không quá 5,67 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đối với mỗi dự án bất động sản có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên.
Theo các chuyên gia, quy định này sẽ gây ra một số khó khăn nhưng cũng là công cụ giúp thị trường thanh lọc năng lực của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản một cách hiệu quả. Đồng thời, các chủ đầu tư bất động sản sẽ phải tính toán thận trọng hơn trong việc thu hút nguồn vốn qua kênh phát hành trái phiếu.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay: “Chắc chắn sẽ có những khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng đây là những quy định để tạo ra tính an toàn cho cả doanh nghiệp lẫn thị trường. Theo công thức của thế giới, người ta đều có cái cấu trúc dư nợ tín dụng trên vốn chủ sở hữu, trên vốn của doanh nghiệp. Chúng ta cũng cần có những quy định để chúng ta thích nghi với những cái quản lý theo xu hướng hiện đại của thế giới”.
Siết chặt hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án bất động sản sẽ tránh được tình trạng sử dụng vốn vay để đầu tư vào các dự án khác hoặc mục đích khác. Từ đó, sẽ hạn chế được tình trạng các dự án chậm tiến độ, thậm chí bỏ hoang do đứt dòng vốn như đã từng xảy ra trước đây.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào ngày 6/3 tới.
Trong khi giá nhà ở thương mại tăng cao thì nhà ở xã hội là cứu cánh giúp giấc mơ an cư của người thu nhập thấp trở thành hiện thực.
Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên nguồn tiền giải ngân vẫn rất thấp do người mua nhà vẫn e ngại sau ưu đãi là lãi suất thả nổi.
Tính đến hết quý IV/2024, lượng căn hộ hoặc đất nền tồn kho vẫn còn khá lớn với khoảng hơn 17.000 căn/nền, theo báo cáo của Bộ Xây dựng.
Tính đến đầu tháng 3, mới có 37/63 tỉnh, thành phố tham gia gói vay ưu đãi tín dụng 145.000 tỷ đồng, theo số liệu mới nhất từ Bộ Xây dựng.
Để tối ưu quỹ đất đang ngày một hạn chế, cần có chính sách chuẩn hóa thiết kế mặt bằng cho nhà ở xã hội (NƠXH).
0