Hà Nội thêm 34 tuyến đường, 5 cầu vượt sông

Việc điều chỉnh, bổ sung mạng lưới đường bộ và cầu vượt sông trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 lần này có ảnh hưởng rất quan trọng. Có đường bộ kết nối tốt thì các cảng hàng không, cảng thuỷ và đường sắt đô thị mới phát huy được hiệu quả và ngược lại. Do vậy, trong quy hoạch GTVT điều chỉnh lần này, Hà Nội bổ sung 34 tuyến đường đối ngoại, đường đô thị, 5 cầu vượt sông Hồng, sông Đà và 3 tuyến đường sắt đô thị ưu tiên.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Với ưu thế của đường sắt đô thị, việc có thêm một tuyến đường sắt đi trên cao trục Tố Hữu – Lê Văn Lương, tách biệt hẳn các dòng phương tiện hiện nay, có thể sẽ giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn và giảm bớt phương tiện cá nhân. Do vậy, đây cũng là một trong ba tuyến mới được đề xuất ưu tiên bổ sung trong quy hoạch GTVT 2045-2065.

Ngoài các tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch GTVT 2045-2065 dự kiến bổ sung thêm 22 tuyến đường bộ đối ngoại, trên cơ sở kéo dài một số tuyến hiện có, kết hợp bổ sung một số tuyến mới, để tăng cường kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận và phù hợp với định hướng phát triển đô thị dọc theo hai bờ sông Hồng. Mạng lưới đường ngoài đô thị cũng được điều chỉnh, trong đó trọng tâm là các trục kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô, đảm bảo có hai đường cao tốc và hai tuyến đường trục.

Về hệ thống cầu vượt sông, theo quy hoạch, Hà Nội có 18 cầu vượt sông Hồng, trong đó đến nay đã xây dựng được 9 cầu. Tuy nhiên, với định hướng phát triển đô thị hai bên sông, kéo dài đến các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô, trong tương lai, thành phố sẽ cần thêm 4 cầu vượt sông Hồng và 01 cầu vượt sông Đà.

Việc điều chỉnh, bổ sung mạng lưới đường bộ và cầu vượt sông đối với Hà Nội lần này có ảnh hưởng rất quan trọng. Có đường bộ kết nối tốt thì các cảng hàng không, cảng thuỷ và đường sắt đô thị mới phát huy được hiệu quả. Và ngược lại, quy hoạch cảng hàng không, cảng thuỷ… sẽ định hướng cho sự mở rộng, phát triển của đường bộ. Từ đó, tạo động lực cho phát triển KTXH Thủ đô./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Ban Tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân thành phố Hà Nội đã họp, thống nhất Kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.

Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng khẩn trương hoàn thiện kế hoạch triển khai đề án phát triển giao thông vận tải công cộng, đảm bảo đến năm 2030, 100% xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh.

Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.

Công an thành phố Hà Nội được giao phối hợp với các địa phương có rừng để điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đất lâm nghiệp.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 9/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ phát động phong trào thi đua đặc biệt thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC và CNCH đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn (thời gian từ ngày 15/4 - 30/6/2025).