Hà Nội nhân rộng diện tích trồng sen
Việt Nam có nhiều loại sen, nhưng đặc biệt sen Bách diệp hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển. Để giữ gìn và phát triển diện tích trồng sen, giữ nét văn hóa của người Hà Nội, quận Tây Hồ đã triển khai Đề án khôi phục trồng Sen Bách diệp tại 18 hồ trên địa bàn, từ đó phát huy giá trị kinh tế và văn hóa Sen Tây Hồ.

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ Tịch UBND Quận Tây Hồ cho biết: ''Quận đã duy trì để giữ được diện tích trồng sen, tiếp theo hỗ trợ cùng các hộ để giữ được nghề ướp trà sen , và sau đó khuyến khích người dân, người trồng, sản xuất để quảng bá, để thời gian tới đây là một mô hình mũi nhọn về phát triển du lịch.''
Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 lần đầu tiên được tổ chức, một cuộc hội thảo đã thu hút các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, đại diện các tỉnh, thành phố. Các ý kiến đã nêu nhiều giải pháp phát triển sen trên địa bàn Hà Nội; bảo tồn phát triển sen Tây Hồ trong hệ sinh thái sen Việt Nam; Kinh nghiệm khai thác giá trị kinh tế sen gắn với văn hóa du lịch.

Hà Nội nhân rộng diện tích trồng sen
PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện nghiên cứu rau quả cho biết: Chúng tôi đã thu thập được 80 giống sen trong và ngoài nước, thứ 2 là chúng tôi đã nghiên cứu quy trình bảo tồn, phát triển giống sen quý trong đó có sen Tây Hồ. Thứ 3 đã lai tạo nhiều giống sen, trong đó lấy nguồn gen của sen Tây Hồ để tới đây đa dạng hoá và tăng thêm giá trị của cây sen.

Toàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 600 ha trồng sen. Hà Nội cũng có nhiều đặc sản được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là nét văn hóa đặc sắc của người Hà thành. Trong đó, có 18 sản phẩm từ cây sen được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc bảo tồn và phát triển Sen Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương.


Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Những người thợ Giò chả Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai lại hội tụ với nhau hội làng trong tháng Ba âm lịch.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2025 theo Kế hoạch số 81 về phát triển ngành nghề nông thôn của UBND thành phố Hà Nội.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
Giữ gìn làng nghề không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà còn tạo ra giá trị kinh tế mới. Việc gia nhập mạng lưới Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới là cơ hội đưa làng nghề Hà Nội vươn tầm quốc tế, nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân tộc.
UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức lễ trao bằng của UBND thành phố công nhận “Nghề truyền thống Hà Nội” cho Cốm làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng Hậu vào sáng 9/3.
0