Hà Nội khai thác du lịch đêm gắn với di sản

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Lấy bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống làm gốc, Hà Nội đang dần chuyển mình thành “Thủ đô không ngủ” để đánh thức các di tích lịch sử, di sản văn hóa và văn hóa truyền thống, đưa chúng bước vào ngành kinh tế ban đêm bằng những bước đi cụ thể.

Phần lớn sản phẩm du lịch đêm tại các di sản của Hà Nội đều thu hút lượng khách khá lớn. Ngay cả những hoạt động có thu phí như tour trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Phụ nữ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều luôn trong tình trạng hết vé sớm.

Hay trong “Chuyện phố Hàng” được trình diễn tại không gian Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, người xem không chỉ gặp lại chủ nhân ngôi nhà cùng những hoạt động thường ngày của nghề thuốc đông y mà còn được chứng kiến sự trăn trở trong việc bảo tồn vốn cổ của cha ông trước những làn sóng văn minh phương Tây mà không phải chỉ ở ngày hôm nay chúng ta mới đối mặt.

Việc phát triển các hoạt động du lịch đêm kết hợp với các di sản cũng giúp nâng cao giá trị của những khu vực di tích, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thu hút du khách trong nước, hấp dẫn  khách quốc tế, những người mong muốn khám phá một Hà Nội vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa sống động về đêm.

Việc khai thác du lịch đêm gắn với di sản không chỉ giúp phát triển nền kinh tế du lịch mà còn tạo ra một không gian văn hóa đặc sắc, nơi du khách có thể trải nghiệm và cảm nhận sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị văn hóa lâu đời và nhịp sống hiện đại của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những năm qua, làng nghề Quảng Phú Cầu, nằm trong hệ thống sản phẩm du lịch di sản ngoại đô của Hà Nội, đã giúp đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và thu hút nhiều du khách đến với Thủ đô.

Lễ hội Áo dài lần thứ 11 năm 2025 với chủ đề “Áo dài Việt Nam – Vươn cao Việt Nam” do Uỷ ban nhân dân TP.HCM tổ chức từ ngày 3/3 - 9/3 hứa hẹn sẽ là hoạt động động hấp dẫn, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Bên cạnh một "vườn Nghệ" muôn sắc được ươm mầm bởi rất nhiều nghệ sĩ thị giác, hàng loạt sự kiện nghệ thuật vệ tinh và các gian hàng sáng tạo góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông điệp của "Trẩy Art" đến công chúng.

Logo của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 gây ấn tượng với hình ảnh thiếu nữ Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài trắng, đội nón lá truyền thống và nâng niu đóa sen hồng trên tay, biểu trưng cho tâm hồn, trí tuệ Việt Nam.

Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích, ứng dụng công nghệ vào bảo tồn và quảng bá di sản, từ đó phát triển kinh tế số.

Lễ hội bánh mì TP.HCM lần 3 sẽ diễn ra từ ngày 21 - 24/3 tại Công viên Lê Văn Tám với chủ đề “Giòn ngon bánh mỳ - đậm vị cà phê”.