Hà Nội: Hàng loạt ki-ốt cho thuê bị bỏ hoang
Đơn cử tại ki-ốt mặt đường Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) có diện tích hơn 110m² nhiều năm vẫn đóng cửa để hoang. Đại diện đơn vị cho thuê giải thích lý do không cho thuê được vì nhà để nhiều năm đã xuống cấp, nên người thuê sẽ phải bỏ chi phí rất lớn để cải tạo. Đó là chưa kể, giá thuê lại gần bằng với các nhà dân cho thuê bên cạnh đã được cải tạo mặt bằng, nên khi đấu giá không có ai tham gia.
Hiện có khoảng một nửa diện tích ki-ốt tầng 1 tại 100 tòa nhà tái định cư đang trong tình trạng bỏ hoang. Nhiều diện tích cả chục năm nay không có người thuê và ngày càng xuống cấp.
Năm 2022, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã đưa ra 59 điểm đấu giá, nhưng chỉ có 9 điểm có người thuê, số còn lại không có người tham gia do giá cho thuê cao, lại có nhiều ràng buộc cứng nhắc như phải trả tiền thuê một năm một lần và sau 5 năm phải trả mặt bằng để đấu giá lại.
Trong khi nhiều mặt bằng cho thuê của tư nhân ế khách, giảm giá thuê hàng loạt, những quy định cứng nhắc sẽ khiến tình trạng nhà bỏ hoang càng kéo dài hơn, gây lãng phí lớn về nguồn lực xã hội.


Theo các chuyên gia pháp lý, người mua nhà tại dự án CT6 Kiến Hưng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để bổ sung hồ sơ, chứng cứ và bảo vệ quyền lợi của mình.
“Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất 'đầu thừa đuôi thẹo', những nơi 'khỉ ho cò gáy'. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại “Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội” được tổ chức chiều nay (6/3) tại Hà Nội.
Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông) liên quan tới Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản vừa được Công an TP. Hà Nội phục hồi điều tra.
Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu để sớm thành lập quỹ Nhà ở quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhà ở giá rẻ.
Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội sẽ diễn ra tại Hà Nội vào hôm nay để thúc đẩy và khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp BĐS tham gia xây dựng nhà ở xã hội và bổ sung nguồn cung nhà giá rẻ cho người dân.
Năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển NƠXH - một con số quá khiêm tốn. Mặc dù truyền thông được đẩy mạnh nhưng việc phát triển Nhà ở xã hội thời gian qua lại chưa được như mong muốn.
0